Học sinh tiểu học vẫn 'khổ' vì thi viết chữ đẹp

Mặc dù nhận nhiều kiến nghị về việc bỏ hội thi “vở sạch chữ đẹp” nhưng tại nhiều địa phương vẫn tổ chức hội thi này khiến học sinh tiểu học mệt mỏi vì ngày đêm miệt mài viết lại tập vở.


 
hoc sinh tieu hoc van kho vi thi viet chu dep 'Giải mã' thông tư 22 cho giáo viên tiểu học
hoc sinh tieu hoc van kho vi thi viet chu dep TP HCM: Học sinh tiểu học không phải làm bài tập về nhà

Viết lại vở để... thi

Bước sang học kỳ 2, nhiều trường bắt đầu tổ chức hội thi “Vở sạch chữ đẹp” hay ngày hội “Em tập viết đúng, viết đẹp” cho học sinh tham gia.

Tại TP HCM, hội thi viết chữ đẹp được nhiều trường gọi tên “Ngày hội Em tập viết đúng viết đẹp”. Một trường tiểu học trên địa bàn Q.12 vừa phát động hội thi cho học sinh toàn trường bởi cho rằng hội thi “giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng viết đúng; hình thành kỹ năng viết đẹp cho những học sinh có năng khiếu”. Mặt khác, hội thi cũng được xem là dịp để đánh giá, công nhận, biểu dương những đóng góp của mỗi giáo viên, học sinh trong phong trào viết chữ đẹp.

Trên địa bàn thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), các trường cũng đang chuẩn bị cho học sinh bước vào hội thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp thành phố. Giáo viên những lớp có học sinh đạt giải cấp trường đang tích cực luyện tập cho học sinh lớp mình tham gia hội thi sắp tới nhằm có thành tích cao cho trường.

hoc sinh tieu hoc van kho vi thi viet chu dep
Học sinh tiểu học oằn mình viết lại tập vở để tham gia thi "Vở sạch chữ đẹp". (Ảnh: Thủy Nguyên)

Cô Nguyễn Thị Hòa, giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chia sẻ: “Trường nào cũng đang gấp rút chuẩn bị cho học sinh thi. Học sinh trường mình phải cặm cụi viết lại vở để đi thi. Mỗi khối chọn hai em, sau khi qua cấp trường các em sẽ vào đội tuyển”.

Cũng theo cô Hòa, hành trình ôn luyện của các thành viên được chọn rất vất vả: “ Tội nghiệp các em vì phải luyện chữ suốt ngày, viết lại chắc đến chục lần vở. Viết dơ một nét là thay, các em phải viết lại, không có thời gian học gì khác. Bút thì mỗi cây mua đến cả trăm ngàn nhưng vì khi viết các em đè mạnh quá nên toàn hỏng, lại thay”.

Cô Hòa cũng không ngại chia sẻ vì thấy học sinh quá vất vả, không đành lòng và thấy hình thức thi là vì thành tích, “em nào cũng chép lại vở nên ra thi vở em nào cũng sạch đẹp như nhau, không chân thật”. Thế nên trước đây dù từng là giáo viên rèn chữ, cô đã từ chối luôn nhiệm vụ rèn chữ cho các em trong cuộc thi này.

Người lớn "làm khổ" con trẻ

“Vở sạch chữ đẹp” là cuộc thi lâu năm và luôn thường xuyên xuất hiện trong học đường, nhất là ở cấp tiểu học. Mục đích của cuộc thi nhằm dấy lên phong trào luyện viết chữ đẹp, giữ gìn tập vở sạch đẹp và tuyên dương những học sinh rèn chữ giữ vở tốt. Tại TP HCM, cuộc thi đổi tên thành ngày hội “Viết đúng viết đẹp” nhằm giúp các em rèn luyện tư thế ngồi viết, cách viết đúng.

Xuất phát từ những mục tiêu tốt nhưng khi người lớn đặt nặng thành tích lại khiến học sinh khổ sở chạy đua ôn luyện. Việc cho học sinh chép lại vở là hình thức đối phó khiến ngay cả nhiều giáo viên trong nghề cũng búc xúc.

hoc sinh tieu hoc van kho vi thi viet chu dep
Đừng vì thành tích của người lớn khiến con trẻ mệt mỏi. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Một giáo viên có thâm niên lâu năm, công tác tại một trường tiểu học địa bàn Q. Gò Vấp chia sẻ: “Tôi từng có học sinh đạt giải vở sạch chữ đẹp nhưng tôi nghĩ nên bỏ luyện viết chữ đẹp trong nhà trường. Vì mục đích của luyện chữ bây giờ là để có thành tích, để giáo viên được BGH đánh giá cao hơn. Các em viết sai thì xé, bắt viết lại, đến kỳ kiểm tra tập để xét Vở sạch chữ đẹp thì cho các em viết lại cả cuốn. Tay các em chai đi, mắt cận, lưng cong... Bản thân tôi xót xa vô cùng”.

Cô Nguyễn Thị Hòa, giáo viên thành phố Biên Hòa cũng chia sẻ thực tế “mất nhiều hơn được” do cuộc thi mang lại. “Tôi có gặp một phụ huynh có con học trường khác, anh bảo con anh học lớp 2 được chọn thi Vở sạch chữ đẹp. Cả tháng nay cháu không học văn hóa gì hết, chỉ ngồi cạnh cô để viết lại vở. Anh có lên hỏi cô liệu cháu có theo được kiến thức trên lớp, cô bảo không sao, vẫn lên lớp, vẫn được giấy khen, ưu tiên thi trước đã!”, cô Hòa chia sẻ.

Cũng theo cô Hòa, không phải phụ huynh nào cũng muốn con thi hội thi này để “tự hào”. Nhiều người xót con còng lưng ngồi chép lại vở, căng mắt, căng tay, viết rồi lại xé chỉ để đem lại thành tích cho trường, cho cô nên đã từ chối không cho con tham gia thi.

“Bản thân tôi, dù lớp có hai học sinh được chọn, tôi vẫn từ chối không cho các em thi. Vì tôi thấy cuộc thi là vô bổ, dạy các em chép lại để thi là gian dối. Tôi chỉ rèn cho học sinh lớp tôi viết sạch, rõ, đúng chính tả. Đừng vì thành tích người lớn mà làm tội con trẻ”, cô Hòa chia sẻ.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.