Hong Kong chính thức xác nhận kinh tế suy thoái giữa biểu tình và chiến tranh thương mại

Cuối tuần qua, chính quyền Hong Kong xác nhận lần đầu tiên trong vòng một thập kỉ trở lại đây, đặc khu này chính thức rơi vào suy thoái kinh tế trước các cuộc biểu tình và thương chiến Mỹ - Trung leo thang.
Screenshot (2)

Kinh tế Hong Kong chính thức bước vào suy thoái giữa các cuộc biểu tình và chiến tranh thương mại. (Ảnh: Reuters).

Nền kinh tế Hong Kong đã giảm 3,2% trong giai đoạn từ tháng 7-9/2019, so với quý trước. Con số này phù hợp với những đánh giá sơ bộ của giới phân tích trước đó.

Nếu biểu tình không sớm kết thúc, các nhà phân tích cảnh báo trung tâm tài chính và thương mại Hong Kong có khả năng sẽ chìm vào sự suy thoái lâu dài và sâu sắc hơn so với cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2008, hay dịch Sars năm 2003.

Nhu cầu tiêu dùng nội địa đã trở nên tồi tệ hơn trong quý III, do các cuộc biểu tình địa phương đã gây tổn thất nặng nề cho các hoạt động liên quan tới tiêu dùng. Triển vọng kinh tế cũng bị đè nặng bởi tâm lí tiêu dùng và đầu tư, nhà cầm quyền Hong Kong cho biết trong một tuyên bố.

Hong Kong đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng cả năm xuống mức giảm 1,3%, so với ước tính trước đó là từ 0-1%. Điều này đánh dấu sự suy thoái kinh tế hàng năm đầu tiên của đặc khu này kể từ năm 2009.

Kết thúc bạo lực và khôi phục hòa bình là mấu chốt của nền kinh tế Hong Kong. "Chính quyền sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, và đưa ra các biện pháp cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp và bảo vệ an toàn cho những doanh nghiệp này", chính quyền Hong Kong cho biết.

Hơn 5 tháng biểu tình đã khiến thành phố này rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có kể từ khi về lại Trung Quốc năm 1997.

Hàng loạt khách du lịch hủy phòng, các nhà bán lẻ đang đau đầu bởi doanh số giảm mạnh, thị trường chứng khoán chững lại,... đã gây thêm áp lực cho Hong Kong trước sự suy thoái đến từ Đại lục và căng thẳng thương mại kéo dài.

Doanh số bán lẻ tồi tệ nhất trong lịch sử thành phố là giảm tới 23% trong tháng 8 và giảm mạnh 18,3% trong tháng 9 so với cùng kì năm trước. Các hoạt động của thành phố đã bị tê liệt vào thứ Năm và thứ Sáu hàng tuần. Giao thông gián đoạn đã trở nên phổ biến, các trung tâm mua sắm thương mại đang phải đóng cửa sớm hơn trước kia khi bất ổn leo thang.

Hong Kong là một trung tâm tài chính quan trọng nhất của thế giới, với tổng tài sản ngân hàng, quỹ và quản lí tài sản trị giá hơn 6.000 tỉ USD.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài có tham vọng tiến vào Trung Quốc vẫn coi đây là một cửa ngõ quan trọng. Trong khi các công ty nội địa Trung Quốc Đại lục sử dụng Hong Kong để tiếp cận nguồn vốn quốc tế, cũng như là nơi để thử nghiệm và là bàn đạp cho tham vọng toàn cầu của họ.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tư nhân đã giảm xuống mức yếu nhất trong 21 năm vào tháng 10 vừa qua tại Hong Kong, khi nền kinh tế của Trung Quốc đại lục giảm mạnh nhất trong lịch sử khảo sát, kể từ năm 1998.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.