Hủy án sơ thẩm vụ bị hại tố công an tráo kim cương

Công an vào cuộc điều tra một vụ trộm, bắt hung thủ và lấy lại tang vật. Nhưng sau đó thông báo cho chủ tài sản biết là số kim cương thu hồi được là giả. Cho rằng bị công an đánh tráo kim cương, chủ tài sản làm đơn tố cáo, đồng thời kháng cáo hủy án.
huy an so tham vu bi hai to cong an trao kim cuong Đắk Lắk: Bắt nhóm trộm 'sở hữu' nhiều tiền án, tiền sự
huy an so tham vu bi hai to cong an trao kim cuong Đến nhà con rể chơi, mẹ vợ bị trộm vàng và nhẫn kim cương
huy an so tham vu bi hai to cong an trao kim cuong
Bị cáo Phong trong vụ án trộm kim cương. Ảnh: Ngọc Hoa

Sau nhiều ngày xét xử và nghị án, sáng 13/6, TAND TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án của TAND quận Bình Tân đối với bị cáo Huỳnh Thanh Phong (SN 1991, quê An Giang) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Theo bản án sơ thẩm, ngày 24/7/2016, cả gia đình bà Nguyễn Thị Kim Châu (SN 1964 ngụ quận Bình Tân) đi du lịch. Bị cáo Phong biết được điều này nên nãy sinh ý định lẻn vào nhà bà Châu để trộm cắp.

Khi vào nhà, Phong phát hiện nhiều tài sản có giá trị nên quyết định lấy cắp. Phong lấy của bà bà Châu nhiều tài sản gồm: một vòng đeo tay bằng vàng trắng trị gía 93 triệu đồng; một chiếc nhẫn vàng trắng có hột kim cương 5,4 ly trị giá gần 53 triệu đồng; một chiếc nhẫn vàng trắng có hột kim cương 4,5 ly gần 15 triệu đồng; một chiếc nhẫn trắng có 5 hột kim cương, trị giá 16 triệu đồng; một sợi dây chuyền vàng đính hột kim cương 15 triệu đồng… Tổng giá trị bị cáo chiếm đoạt gần 200 triệu.

Bà Châu đi du lịch về phát hiện bị mất tài sản nên trình báo công an. Vào cuộc điều tra, công an quận Bình Tân xác định Phong là nghi can nên tiến hành bắt giữ.

Phong khai, ngày 27/7/2016, Phong đem vòng, một chiếc nhẫn, một sợi dây chuyền bán tại tiệm vàng Kim Chi với số tiền hơn 19 triệu đồng. Số tài sản trộm cắp còn lại, Phong đưa vợ sử dụng.

Xác minh tại tiệm vàng Kim Chi nơi Phong khai bán tài sản, công an quận Bình Tân thu được thông tin Phong có bán tài sản tại đây, nhưng một số tang vật vụ án đã được nhân viên nung chảy toàn bộ, gia công thành nữ trang.

Cuối tháng 8/2016, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân mời bà Châu đến nhận diện tang vật vụ trộm. Trong buổi làm việc cùng ngày, công an quận Bình Tân giao trả cho bà Châu một túi nilon bên trong đựng nhiều viên đá màu trắng, kèm thông báo tài sản trong túi nilon là tang vật của vụ án. Bà Châu cho biết, túi nilon này đựng kim cương và không được niêm phong.

Khoảng 20 ngày sau, bà Châu tiếp tục được mời đến lần thứ hai để nhận diện tang vật. Lần này, điều tra viên lại đưa cho bà một túi đựng nhiều viên đá màu xám. Số đá màu xám này theo bà Châu là không giống số kim dương bà nhận lần đầu và đá màu xám không phải là kim cương.

Điều tra viên Công an quận Bình Tân cho biết đây chính là tang vật của vụ án. Sau khi thu giữ đã tiến hành giám định (nung bằng lửa) thì số tang vật này chuyển sang màu xám, xác định đây không phải là kim cương.

Bức xúc và nghi ngờ số tài sản bị công an đánh tráo, bà Châu tố Công an quận Bình Tân đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử.

Kháng cáo kèm đơn tố

Về phần bị cáo Phong, với hành vi trộm cắp, Phong bị TAND quận Bình Tân xử sơ thẩm, tuyên phạt Phong 5 năm tù. Sau đó, Phong kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Người bị hại cũng kháng cáo hủy án sơ thẩm và có đơn tố cáo Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân (TP.HCM) có hành vi đánh tráo tang vật vụ án là nhẫn kim cương để chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.

Theo bà Châu (bị hại), TAND quận Bình Tân nhận định, nhân viên tiệm vàng không biết số nữ trang do người khác phạm tội mà có. Điều này không hợp lý bởi cửa hàng kinh doanh vàng bạc thì buộc chủ doanh nghiệp phải hiểu rõ về vàng bạc, đá quý.

Ngoài ra, phải kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa, trang sức trước khi mua bán, phải công bố, niêm yết công khai giá mua, giá bán và có hóa đơn theo quy định.

“Việc các cơ quan tố tụng xác định phía tiệm vàng Kim Chi “không biết” số tài sản được gắn kim cương hoặc không xác định được trọng lượng, hàm lượng khi mua bán là không đúng với thực tế. Ngoài ra, với mức chênh lệch giá lớn như vậy thì phải biết rõ đây là tài sản phi pháp mới có được”, bà Châu nói.

Tại các phiên tòa phúc thẩm diễn ra mới đây tại TAND TP.HCM, bà Châu cho rằng số tài sản của mình bị đánh tráo, bà yêu cầu hủy án để điều tra lại.

Sau nhiều ngày xét xử và nghị án, HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng, lời khai của bị cáo, bị hại và nhân viên tiệm vàng là phù hợp với nhau, phù hợp với camera của tiệm vàng ghi nhận, thể hiện tại các biên bản ghi lời khai và tường trình.

Nhân viên tiệm vàng thừa nhận có mua nữ trang của Phong mang đến bán. Từ đó, có căn cứ xác định tiệm vàng Kim Chi chính là nơi đang quản lý số tài sản này cần thu hồi trao trả cho người bị hại.

Xét thủ tục tạm giữ đồ vật phạm tội và niêm phong đồ vật khi khám xét nhất là đồ vật kim khí, đá quý thì biên bản niêm phong phải ghi rõ số lượng, loại và mô tả những đặc điểm nổi bậc của đồ vật. Thế nhưng, qua xem xét biên bản niêm phong của Công an quận Bình Tân đã không thể hiện được điều đó là không phù hợp với thông tư liên tịch số 03 ngày 23/4/1984.

Cơ quan tố tụng quận Bình Tân cũng đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng, khi mở niêm phong tang vật đã không có ý kiến và chữ ký của nhân viên tiệm vàng Kim Chi. Không có căn cứ để xác định đồ vật đã niêm phong có đúng với đồ vật cần phải niêm phong hay không.

Bên cạnh đó, tại quyết định trưng cầu giám định tài sản không trưng cầu giám định giá trị của một chiếc đồng hồ nhưng kết luận định giá tài sản lại có kết quả định giá đối với chiếc đồng hồ này.

Từ những phân tích trên, xét thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được, để đảm bảo tính khách quan của vụ án nên cần hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Viện KSND quận Bình Tân để điều tra lại theo thủ tục chung.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu đường sắt vượt sông Ninh Cơ ở Trực Ninh, Nam Định
Một cầu đường sắt dự kiến được xây dựng vượt sông Ninh Cơ thuộc địa bàn các xã Trực Mỹ, Trực Đại, huyện Trực Ninh, Nam Định.