Kêu gọi vốn cộng đồng để mở lại The KAfe, Đào Chi Anh bị chỉ trích 'lừa đảo'

Nhiều người thắc mắc cộng đồng sẽ được gì khi đây là một dự án mang lại lợi nhuận cho một cá nhân. Bởi trên trang cá nhân, Đào Chi Anh chỉ giải thích chung chung, rằng "dự án gọi vốn cộng đồng nên nếu bạn góp vốn 100.000 đồng thì sau này, khi cửa hàng mở sẽ được nhận voucher 100.000 đồng".

Hơn 2 năm sau khi rời KAfe Group, Đào Chi Anh gây xôn xao mạng xã hội khi kêu gọi cộng đồng góp vốn cho dự án The New KAfe trên trang cá nhân của mình. Theo đó, cô huy động vốn dưới hình thức Crowdfunding (gọi vốn cộng đồng) để "xây dựng lại ngôi nhà mới cho những người đã yêu The KAfe ngay từ cửa hàng đầu tiên".

Nhưng dự án "bring The KAfe back" (mang The KAfe trở lại) đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí có một số người chỉ trích rằng nữ doanh nhân trẻ tuổi này "lừa đảo".

Cộng đồng được gì, tại sao Đào Chi Anh không tự bỏ vốn mở lại The KAfe?

Tại sao không tự bỏ vốn? Tại sao bắt cộng đồng bỏ vốn để sửa lỗi? Đòi hỏi gì ở cộng đồng? Nếu góp vốn thì lợi nhuận ra sao?...", là những câu hỏi được cộng đồng mạng đặt ra khi Đào Chi Anh kêu gọi vốn cộng đồng cho việc kinh doanh của chính bản thân.

Với kế hoạch mới, cựu sáng lập cà phê The KAfe này ước tính cần cần khoảng 200.000 USD (tương đương 4,6 tỉ đồng) để xây dựng lại The KAfe và duy trì hoạt động trong 6 tháng đầu tiên. 

the cfe

the kafe

Nhiều ý kiến phản ứng cách gọi vốn cộng động để kinh doanh của Đào Chi Anh.

Chương trình gọi vốn bắt đầu từ ngày 15/6. Chỉ 5 ngày gọi vốn, Đào Chi Anh đã thu về 1.329 USD (khoảng 31 triệu đồng). Cô nói sau khi gọi vốn đủ sẽ công khai quá trình xây dựng lên dự án, để những người đóng góp được chứng kiến từ việc đặt tên cửa hàng, thiết kế thương hiệu, chọn địa điểm đến phát triển thực đơn…

Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất vẫn là khách hàng. Những thực khách cũ của The KAfe tỏ ra không mấy thiện chí với cách gọi vốn của Đào Chi Anh, thậm chí nhiều người còn cho rằng The KAfe đóng cửa thật tốt, vì đồ uống lẫn thức ăn quá chán, không đặc sắc nhưng giá thành lại rất cao. 

Vậy nên những khách hàng này từ chối và có người nêu rõ quan điểm "cần ngăn chặn hình thức gọi vốn này". Có người cho rằng hình thức gọi vốn này là lừa đảo, vì nếu không đủ vốn mở lại The KAfe thì số tiền của những người đã góp sẽ đi về đâu?

Nhiều người thắc mắc cộng đồng sẽ được gì khi đây là một dự án mang lại lợi nhuận cho một cá nhân. Bởi trên trang cá nhân, Đào Chi Anh chỉ giải thích chung chung, rằng "dự án gọi vốn cộng đồng nên nếu bạn góp vốn 100.000 đồng thì sau này khi cửa hàng mở sẽ được nhận voucher 100.000 đồng". 

Gọi vốn cộng đồng, Đào Chi Anh bị chỉ trích "lừa đảo"

Bên cạnh đó, một số người cho rằng hình thức quyên góp vốn từ cộng đồng của cựu CEO The KAfe này là lừa đảo, vì: "Nếu mang lại lợi ích cho cộng đồng thì mới là giá trị cho cộng đồng, chứ không phải lấy tiền của người ta mở quán cà phê của mình xong hô là vì cộng đồng", một thực khách cũ tại The KAfe nhận định. 

11035291_10155303449360607_6750539834429529665_n

Sau 2 năm The KAfe đóng cửa, Đào Chi Anh tuyên bố mở lại chuỗi quán này bằng vốn đóng góp của cộng đồng? (Ảnh: FB Đào Chi Anh).

Thông thường, khi kêu gọi góp vốn cộng đồng cho các ý tưởng startup, các nhà sáng lập (founder) sẽ phải ghi rõ các cam kết sau khi nhận được vốn. Ví dụ: cơ hội được dùng các sản phẩm mới đầu tiên, cơ hội được đặt hàng trước một sản phẩm và có tiếng nói trong việc phát triển sản phẩm đó, được giảm giá hay có cơ hội được tham gia vào nhóm sáng lập hoặc được mua cổ phần khi lập công ty…

Hiện tại Đào Chi Anh vẫn đang mơ hồ trong việc công khai quyền lợi của những người ủng hộ, và cho biết "đang trong quá trình xây dựng quy chế, sẽ công khai trên trang gofundme".

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng khi huy động vốn cộng đồng các dự án đều phải có kế hoạch đầy đủ, timeline triển khai, cập nhật tiến độ triển khai, trả lời các câu hỏi hay gặp của người góp tiền, người góp số lượng tiền khác nhau cụ thể sẽ nhận lại gì.

Screen Shot 2019-06-24 at 5

The Kafe được thành lập từ năm 2013, với 26 chi nhánh tại Hà Nội và TP HCM. Từng là "cơn sốt" trong ngành thực phẩm và đồ uống một thời, được giới trẻ rất ưa chuộng vì đây là mô hình mới, dẫn đầu xu thế cà phê sang chảnh tại Việt Nam. Thế nhưng, chỉ hơn 3 năm hoạt động ngắn ngủi và hơn một năm nhận vốn "khủng" từ nhà đầu tư nước ngoài, khách hàng quay lưng vì "đồ uống quá chán" kèm theo bị tố cáo không chịu thanh toán tiền nợ hơn 4 tỉ đồng cho công ty thực phẩm Gia Tường.

Vào năm 2017, The KAfe đã chính thức đóng cửa.

Crowdfunding là gì và có những hình thức nào?

Hiểu một cách đơn giản, Crowdfunding là hình thức kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng, để góp vốn cho chủ một dự án hay người có ý tưởng về những dự án, sản phẩm nhưng lại không có tiền, hay không có tài sản thế chấp vay ngân hàng thực hiện dự án của mình.

Nhìn một cách tổng quan, các mô hình Crowdfunding đều có cách hoạt động giống nhau. Người khởi xướng hay chủ dự án sẽ đăng dự án của mình trên website, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư cá nhân góp vốn. Những nhà đầu tư khi thấy dự án phù hợp với mình, có tiềm năng phát triển sẽ lựa chọn các gói ủng hộ khác nhau mà chủ dự án đưa ra.

Thông thường, chủ dự án thường đưa ra rất nhiều gói ủng hộ. Chẳng hạn, với startup là một sản phẩm vật lí, người dùng ủng hộ ở từng mức độ sẽ được sở hữu sản phẩm với mức giá ưu đãi khi hoàn thành, thậm chí tặng miễn phí và nhận được phiên bản đặc biệt của sản phẩm nếu mức ủng hộ cao.

Có khá nhiều hình thức kêu gọi Crowdfunding, dưới đây là 4 hình thức kêu gọi thông thường được sử dụng.

1. Nhận quà tri ân (Rewards Crowdfunding)

Đây là loại hình khá phổ biến và được áp dụng nhiều. Vì nó tận dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, thường là sản phẩm hoặc dịch vụ mà chủ dự án đang thực hiện.

Đối với hình thức này, chủ dự án sẽ kêu gọi vốn để thực hiện ý tưởng. Số tiền được tài trợ có thể chia theo các gói, tương ứng với các phần quà có giá trị tương ứng. Người tài trợ nhận được phần quà này nếu dự án thành công.

2. Đóng góp cổ phần (Equity Crowdfunding)

Khi các nhà đầu tư tài trợ tiền, họ không nhận phần quà, mà thay vào đó họ lấy một phần vốn nhỏ trong công ty. Hình thức này giống như việc mua cổ phiếu của một công ty có tiềm năng, để đổi lấy cổ phần trong công ty đó.

Nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận tương ứng với cổ phần khi công ty khi sinh lãi.

3. Cho vay (Lending Crowdfunding) 

Không giống như các hình thức khác của Crowdfunding, các nhà đầu tư không nhận được phần quà hay cổ phần trong công ty, thay vào đó họ cho vay sau đó thu hồi lại khoản tiền gốc kèm theo lãi suất.

Hình thức này cũng giống như vay vốn ngân hàng vậy, nhưng khác là bạn vay số tiền nhỏ và từ nhiều người. Thường áp dụng cho những công ty muốn vay vốn nhưng tài sản thế chấp không đủ để ngân hàng tin tưởng cho vay vốn.

4. Tài trợ (Donation Crowdfunding)

Nhà đầu tư khi tài trợ thường không yêu cầu nhận lại quà tri ân, cổ phần hay lợi nhuận.

Hình thức Crowdfunding này thường được tạo ra từ các tổ chức từ thiện, xã hội, tổ chức phi chính phủ… nhằm quyên góp vận động các vùng thiên tai, khó khăn hoặc các trung tâm từ thiện, bảo trợ…

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.