Khám sức khỏe mới được tốt nghiệp: Bộ GD&ĐT bảo đúng, luật sư nói sai

Theo một số luật sư, khám sức khỏe là quy định bắt buộc đối với sinh viên, nhưng không phải điều kiện xét tốt nghiệp, nếu xét theo các văn bản pháp luật hiện hành.

Sau khi sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) bức xúc phản ánh phải khám sức khỏe mới được xét tốt nghiệp, đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng quy định đó là đúng. Trong khi, một số luật nói không có quy định khám sức khỏe mới tốt nghiệp.

kham suc khoe moi duoc tot nghiep bo gddt bao dung luat su noi sai

Thông báo khám sức khỏe đối với sinh viên năm cuối của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ảnh: Chụp màn hình.

Bộ GD&ĐT: Trường làm đúng

Trao đổi với Zing.vn, ông Ngũ Duy Anh, vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT, cho hay việc khám sức khỏe định kỳ là nhiệm vụ bắt buộc của các trường đại học. Việc này đã được quy định cụ thể tại 2 văn bản.

Cụ thể, tại điểm b, mục 1, phần II, Thông tư số 03 ngày 1/3/2000 của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học, quy định nhiệm vụ của các trường học, trong đó có các trường đại học, nêu:

Vừa qua, Phòng Công tác Sinh viên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) ra thông báo khám sức khỏe đối với sinh viên năm thứ tư và thứ năm (đối với khoa Ngữ văn Nga).

Thông báo nêu rõ các mục bao gồm khám thể lực (cân nặng, chiều cao), khám lâm sàng nội khoa (tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, cơ xương khớp…), đo huyết áp, khám mắt, da liễu, tai - mũi - họng, răng - hàm -mặt. Mức phí khám sức khỏe cho sinh viên là 50.000 đồng.

Đáng nói, thông báo của Phòng Công tác Sinh viên có lưu ý: Sinh viên phải tham gia khám sức khỏe để đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Sinh viên năm cuối tại trường bức xúc với điều kiện ràng buộc này.

"Tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, sinh viên (ưu tiên lớp đầu cấp và cuối cấp học); thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình sức khỏe học sinh, sinh viên, quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên, lập sổ sức khỏe, phiếu khám sức khỏe định kỳ và chuyển theo học sinh, sinh viên khi chuyển trường, chuyển cấp".

Bên cạnh đó, điểm a và b, khoản 2, điều 4, Quyết định số 17/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2007 của bộ trưởng GD&ĐT về việc ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của trạm y tế trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, nêu rõ: "Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm và phân loại sức khỏe; quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe".

Ông Lê Văn Tuấn, chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT, cho biết thêm nếu việc khám sức khỏe định kỳ là quy định bắt buộc, sinh viên phải thực hiện. Không thực hiện sẽ bị xử lý, không thể tốt nghiệp. Cho nên, điều kiện của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đưa ra là đúng.

Luật không quy định khám sức khỏe mới tốt nghiệp

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - cho rằng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) yêu cầu sinh viên năm cuối phải thực hiện kiểm tra sức khỏe để xét tốt nghiệp là hoàn toàn không phù hợp quy định của pháp luật.

Ông dẫn khoản 5, điều 4, Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ngày 5/4/2016 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy, sinh viên có nhiệm vụ “thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của cơ sở giáo dục đại học”. Sinh viên có nghĩa vụ thực hiện các quy định về kiểm tra sức khỏe trong quá trình học tập.

Bên cạnh đó, điểm b, khoản 1, điều 5, Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về mục tiêu chung của giáo dục đại học, việc đào tạo người có sức khỏe là một trong những vấn đề được lưu tâm trong giáo dục. Tuy nhiên, điều kiện về kiểm tra sức khỏe trước khi tốt nghiệp đại học không được pháp luật quy định.

Điều kiện để xét tốt nghiệp đại học được quy định cụ thể tại điểm b, khoản 1, điều 38 Luật Giáo dục đại học 2012 như sau: “Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định và đáp ứng chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học”.

Để được xét tốt nghiệp, sinh viên chỉ cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều khoản trên. Vì vậy, ông Hậu cho rằng việc một số trường đại học yêu cầu sinh viên năm cuối phải thực hiện kiểm tra sức khỏe mới được xét tốt nghiệp là không đúng.

Luật sư Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho hay trong trường hợp này, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) phải đưa ra căn cứ pháp lý về điều kiện xét tốt nghiệp có kết quả khám sức khỏe. Nếu không có quy định của văn bản quy phạm pháp luật nghĩa là trường làm sai.

"Các khái niệm đang bị đánh tráo. Trường nên đưa ra tiêu chí xét tốt nghiệp có điều kiện này hay không. Việc hàng năm khám sức khỏe là đúng. Đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nếu là điều kiện xét tốt nghiệp, sức khỏe thế nào sẽ được tốt nghiệp còn như thế nào thì không?", ông Hiệp nêu câu hỏi.

Mặc khác, theo luật sư Hiệp, Thông tư số 03/2000/TTLT-BYT-BGDĐT không có dòng nào ghi rõ bắt buộc sinh viên khám sức khỏe. Cụ thể, thông tư này chỉ quy định nhà trường phải tổ chức, như vậy chỉ quy định bắt buộc nhà trường phải tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên mà thôi.

Theo quy chế đào tạo đại học - cao đẳng theo tín chỉ, điều 27: Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp:

1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt nghiệp:

a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

b) Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo: Với khối lượng không dưới 180 tín chỉ đối với khóa đại học 6 năm; 150 tín chỉ đối với khóa đại học 5 năm; 120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm; 90 tín chỉ đối với khóa cao đẳng 3 năm; 60 tín chỉ đối với khóa cao đẳng 2 năm. Hiệu trưởng quy định cụ thể khối lượng kiến thức tối thiểu cho từng chương trình được triển khai đào tạo trong phạm vi trường mình;

c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

d) Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo chính do Hiệu trưởng quy định;

đ) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục - thể thao.

2. Sau mỗi học kỳ, hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Hội đồng xét tốt nghiệp trường do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng được hiệu trưởng ủy quyền làm chủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm thư ký và các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn, trưởng phòng công tác sinh viên.

3. Căn cứ đề nghị của hội đồng xét tốt nghiệp, hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

kham suc khoe moi duoc tot nghiep bo gddt bao dung luat su noi sai Những ngôi trường đuổi học sinh viên như cơm bữa vì nội quy khắt khe

Nếu bạn đang có ý nghĩ "học đại học sướng lắm", vì không ai quản, không sợ bị đuổi, rớt môn có thể thi lại ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.