Khi người trẻ vươn mình ra thế giới

Bằng tài năng và trí tuệ, nhiều bạn trẻ đang mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, dấu ấn đó chưa đủ, họ cần được trao cơ hội và tự mình nỗ lực hơn rất nhiều.

Tốt nghiệp hệ Cử nhân tài năng khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), Bùi Trung Hải (26 tuổi) hiện là nhân viên của Garena, công ty công nghệ lớn tại Singapore.

Hải là một trong số những thế hệ trẻ tài năng đang vươn mình ra thế giới, khẳng định vị thế người Việt trên trường quốc tế, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ.

Người trẻ vươn mình ra thế giới

Chia sẻ với Zing.vn, Hải cho biết cậu lên kế hoạch làm việc cho công ty nước ngoài một năm trước khi nộp hồ sơ. Sau vòng xét duyệt ban đầu, tân cử nhân vượt qua 3 vòng phỏng vấn và sang Singapore làm việc. Đây là hành trình không hề dễ dàng khi Hải phải cạnh tranh với nhiều ứng viên xuất sắc đến từ các nước khác.

khi nguoi tre vuon minh ra the gioi

Bùi Trung Hải hiện làm việc tại Singapore. Ảnh: FBNV.

Đặt chân đến Garena chỉ là bước đầu. Tiếp đến, Trung Hải tiếp tục đối mặt khó khăn, thích nghi, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu của môi trường lao động quốc tế.

Hải cho biết công ty cậu khuyến khích nhân viên tích cực trao đổi với nhau, đồng thời tự học hỏi để nâng cao chuyên môn.

Ngoài ra, Hải phải trau dồi thêm tiếng Anh. Giao tiếp cũng là một trong những trở ngại của 9X, phần vì vốn ngoại ngữ chưa tốt, phần vì đa số nhân viên là người Hoa và Singapore nên thường nói chuyện bằng tiếng Trung.

Tại nơi mình làm việc, Trung Hải có cơ hội kết nối với những người Việt có kỹ năng, chuyên môn tốt. Hải nhận định đây là môi trường tuyệt vời giúp cậu trau dồi năng lực. Với Hải, làm việc trong nước hay nước ngoài không quan trọng. Tiêu chí tìm việc của cậu là mình thích và có thể học hỏi, phát triển bản thân.

Trước Bùi Trung Hải, nhiều nhân tài Việt góp phần ghi dấu ấn tại những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Không ít bạn trẻ xuất thân từ cuộc thi Olympic Toán Quốc tế (IMO).

Trong đó, Phạm Thành Thái, huy chương vàng IMO 2007, gia nhập tập đoàn Amazon với tư cách nhà nghiên cứu khoa học cấp II, chuyên về kỹ thuật Causal Inference, Deep Learning, Tìm kiếm, Robot.

Hà Khương Duy, thí sinh giành huy chương vàng IMO 2009, hiện là kỹ sư phần mềm tại Facebook.

khi nguoi tre vuon minh ra the gioi

Hà Khương Duy gia nhập Facebook sau khi tốt nghiệp MIT. Ảnh: NVCC.

Phạm Kim Hùng (huy chương vàng IMO 2004, huy chương bạc IMO 2005) lựa chọn trở về nước khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp ĐH Stanford danh giá.

Với nhiều người, làm việc ở nước ngoài là thử thách và cơ hội lớn. Đương nhiên, việc này không hề đơn giản. Từng làm việc tại Amazon một năm trước khi gia nhập Google, Vũ Tiến khẳng định việc tạo dấu ấn không dễ. Nó không chỉ đòi hỏi sự khổ luyện mà quan trọng hơn, người Việt phải dám chấp nhận thử thách.

“Ở Mỹ, kỹ sư người Việt đang dần có sức hút nhưng vẫn là con số rất nhỏ so với người Trung Quốc và Ấn Độ”, anh nói.

Trao cơ hội ‘mang chuông đi đánh xứ người’

Đó là nhận định của Phạm Nguyễn Tùng Sơn, giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, người sáng lập trung tâm dạy thuật toán Big-O. Hiện nay, người Việt đang ghi dấu ấn ở các công ty công nghệ lớn nhưng chưa đủ. Chúng ta cần nhiều hơn nữa những "dấu ấn" đó.

Giảng viên trẻ đánh giá nước ta có nhiều bạn trẻ đã tự sức mình vươn lên và thành công, có cơ hội làm việc ở công ty nước ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều bạn đủ năng lực làm việc ở nước ngoài nhưng chưa được hỗ trợ để tiếp cận cơ hội.

“Họ thiếu một chút gì đó để "vươn mình" ra bên ngoài”, Tùng Sơn nói.

Thấu hiểu vấn đề này, giảng viên trẻ cùng bạn bè xây dựng trung tâm, tạo bệ phóng cho tài nănng tiếp cận các công ty công nghệ lớn. Anh nói thêm những bạn trẻ đang làm việc tại các công ty nước ngoài đều là người có tiềm năng lớn. Họ đã phải trải qua rất nhiều những thử thách, mới được nhận.

khi nguoi tre vuon minh ra the gioi

Phạm Nguyễn Sơn Tùng hy vọng có thể tạo cộng đồng, hỗ trợ người trẻ, trao họ cơ hội "mang chuông đi đánh xứ người". Ảnh: NVCC.

Ngoài ra, cũng như người châu Á nói chung, người gốc Việt gặp phải rào cản “trần tre” (bamboo ceiling). Để phá bỏ nó, họ cần đến chiến lược dài hơi vì phụ thuộc vào đặc điểm con người lẫn đặc trưng văn hóa.

Vấn đề trước mắt cần giải quyết là làm thế nào để tạo thành cộng đồng người Việt, hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhiều người có cơ hội “mang chuông đi đánh xứ người”.

“Nếu không làm gì hết, mỗi năm, chúng ta có hàng chục người đi, rồi có vài người trở về. Nếu muốn nhiều người trở về để đóng góp cho đất nước, chúng ta phải có số lượng người đi nhiều hơn nữa. Đó là điều quan trọng”, Sơn Tùng nhấn mạnh.

Về vấn đề chảy máu chất xám, Phạm Nguyễn Sơn Tùng cho rằng cống hiến không chỉ gói gọn ở làm việc trong nước. Theo anh, làm ở đâu cũng được, miễn là họ vẫn nhớ đến cội nguồn, thành tựu làm ra đều hướng về quê hương.

Hơn nữa, mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, phù hợp môi trường làm việc không giống nhau. Điều quan trọng là họ cảm thấy thoải mái, phát huy hết khả năng của mình.

“Tôi hy vọng dù có làm bất cứ việc gì, không chỉ riêng lĩnh vực công, các bạn cần phải 'chân cứng đá mềm', đừng bao giờ từ bỏ đam mê, ước mơ của mình. Rồi một ngày, ước mơ của các bạn thành hiện thực, quê hương sẽ tự hào về các bạn”, anh Sơn Tùng nhắn gửi.

Cựu sinh viên Stanford nói về quyết định về nước lập nghiệp Phạm Kim Hùng cho hay anh chưa từng hối tiếc vì từ bỏ cơ hội làm việc tại Mỹ để về nước khởi nghiệp nhưng chưa hài lòng về những gì đạt được.
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.