Kho báu ở Tây Nam Bộ: Đau khổ vì… làm chủ kho vàng lộ thiên

Nhiều người tin rằng xã Vĩnh Đại có kho báu nhiều tấn vàng nên tìm đến đào bới khiến cho những người dân bản địa khổ sở vô cùng vì cuộc sống bị ảnh hưởng.

Những nghi vấn, câu hỏi về chủ nhân “kho báu” vàng lộ thiên bắt đầu được mọi người nhắc tới. Nhưng hơn 30 năm đã trôi qua, người dân nơi đây vẫn chưa tìm thấy lời giải cho câu hỏi đó. Chưa biết khó báu ở đâu nhưng người chủ của mảnh đất này thì lại vô cùng đau khổ với những hệ luỵ vô cùng ghê gớm…

kho bau o tay nam bo dau kho vi lam chu kho vang lo thien Kho báu ở Tây Nam Bộ: Khóc ròng trên 'đất vàng'
kho bau o tay nam bo dau kho vi lam chu kho vang lo thien Khó báu ở Tây Nam Bộ: Người đổi đời, kẻ tán gia bại sản
kho bau o tay nam bo dau kho vi lam chu kho vang lo thien Kho báu ở miền Tây Nam Bộ: Hồi ức trong 'đại công trường'
kho bau o tay nam bo dau kho vi lam chu kho vang lo thien Đổ xô đi tìm kho báu ở miền Tây Nam Bộ

Dấu tích bí ẩn dưới lòng đất

Nhắc tới “cơn sốt vàng” một thời tại xứ miệt vườn Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, Long An, ngoài những câu chuyện về quá trình phát hiện và tìm kiếm “kho báu vàng” ở khu đất Gò Hang xưa.

Người ta kể rằng, trong suốt quãng thời gian ròng rã gần 2 năm tìm kiếm vàng tại khu đất Gò Hang, ngoài việc tìm kiếm được những mảnh kim loại màu vàng làm “đổi đời” biết bao dân “phu” vàng xưa.

kho bau o tay nam bo dau kho vi lam chu kho vang lo thien
Chẳng ai nghĩ được khu vực này trước đây là bãi vàng

Trong quá trình tìm kiếm này, những “phu” vàng còn phát hiện ra những điều bí ẩn tồn tại dưới lòng đất của cả ngàn năm về trước. Thoạt đầu khi đang trong vòng xoáy của “cơn sốt vàng” những người tìm kiếm vàng chẳng mấy quan tâm đến chuyện về những dấu tích xưa.

Vào thời điểm “cơn sốt vàng” những năm 1984, 1985 tại khu đất Gò Hang, nhiều người may mắn vớ được cả mớ vàng ròng đột nhiên “đổi đời”, thoát cảnh nghèo khó. Rồi cũng có người vì suốt 2 năm ròng tìm kiếm bị “thần vàng” từ chối đã phải bán cả nhà cửa, ruộng vườn vì giấc mộng đổi đời tại mảnh đất Gò Hang này.

Vào thời gian “cơn sốt vàng” diễn ra tại khu đất Gò Hang, ngoài việc tìm kiếm được những mảnh kim loại màu vàng óng ánh, những “phu” vàng còn phát hiện dưới lòng đất có những dấu tích của người xưa.

Ngoài tìm kiếm được vàng, người ta còn tìm thấy những đồ vật bằng đất nung, những cột nhà cháy nham nhở và cả những cái nền nhà nằm sâu 3 – 4 mét dưới lòng đất nữa. Lúc đó, mọi người mải tìm vàng lên chẳng ai thèm quan tâm nhưng về sau này khi “cơn sốt vàng” đã đi qua, người dân nơi đây mới bắt đầu nhắc lại nữa…

kho bau o tay nam bo dau kho vi lam chu kho vang lo thien

Hiện trường khai quật di tích Lò Gạch thuộc nền văn hóa Óc Eo tại huyện Vĩnh Hưng

Có nhiều người cho rằng, di tích xưa có thể là của người Khơ-mer cổ và mảnh đất gò hàng xưa chính là một ngôi chùa của người Khơ-mer. Lúc đào sâu xuống lòng đất, những người tìm kiếm vàng thời đó có lần đã gặp một “căn nhà bếp” nơi đó có cả ngàn cái nồi bằng đất nung và nhiều đồ vật bằng gốm khác đã bị vỡ nằm rải rác tại đó.

Nhưng một giả thuyết khác cũng được nhiều người ủng hộ, theo đó nhiều người cho rằng tại khu đất Gò Hang xưa là nơi ở của bậc vua chúa thời xưa. Bởi trong quá trình tìm kiếm tại gò đất này, người ta mặc nhiên không hề tìm thấy những tượng phật như thường thấy ở các di tích chùa chiền xưa.

Từ đây nhiều người phản biện đó là di tích của một ngôi chùa xưa, bếp ăn lớn được tìm thấy dưới lòng đất rất có thể là bếp ăn trong nhà của một bậc vua chúa giàu có.

Nguồn gốc “cánh đồng vàng”?

Theo những tài liệu nghiên cứu của giới khoa học, từ trước năm 1975, tại vùng đất phía Tây Nam của tỉnh Long An những nhà khoa học đã phát hiện ra những di tích ẩn sâu dưới lòng đất của một nền văn hóa cách nay hàng ngàn năm.

Tại khu vực huyện Đức Hòa, trong khi xây một nhà giữ trẻ, các thợ hồ phát hiện dưới nền đất có nhiều viên gạch, khối đá vuông to lớn, những pho tượng hình thù kỳ dị, lạ lẫm chưa từng thấy trước đó.

kho bau o tay nam bo dau kho vi lam chu kho vang lo thien
Cho đến nay, vẫn nhiều người tin rằng, khu vực này có kho báu

Liên tục những năm sau đó ở vùng đất thuộc huyện Đức Hòa và các huyện lân cận trong đó có huyện Tân Hưng các học giả của Trường Viễn Đông Bác Cổ cũng tiến hành nhiều cuộc khai quật và bước đầu phát hiện nhiều hiện vật quan trọng có liên quan tới nền văn hóa Óc Eo – của Vương quốc Phù Nam xưa.

Sau những biến động của lịch sử, mãi tới năm 1985, khi có điều kiện, những người làm công tác khảo cổ Long An mới tiến hành nhiều đợt điền dã, đào thám sát và khai quật các di tích mà các nhà khảo cổ học Pháp đã phát hiện trước đây.

Bên cạnh đó, những di tích xưa năm sâu dưới lòng đất của nền văn hóa Óc Eo cũng vô tình được người dân phát hiện ra. Một trong số đó có di tích Gò Hang – “cánh đồng vàng” tại xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng cũng được tìm thấy trong thời gian này.

Việc phát hiện ra “kho vàng” lộ thiên không đơn thuần chỉ là niềm vui, vận may của nhiều “phu” vàng thời đó, mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với các nhà khoa học dày công nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo.

kho bau o tay nam bo dau kho vi lam chu kho vang lo thien
Ông Đặng Việt Anh trao đổi với PV

Ông Đặng Việt Anh (48 tuổi – Trưởng ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Đại, H.Tân Hưng, Long An) cho biết: Sau khi đám “phu” vàng rút đi khỏi mảnh đất Gò Hang, cả khu vực “cánh đồng vàng” lúc đó chẳng khác gì một mãi chiến trường hậu thời chiến. Những mô đất, hố sâu nằm lổm chổm trải rộng trên diện tích gần 30 mẫu đất khắp khu vực Gò Hàng và vùng lân cận.

Khi những người “phu” vàng rút đi, ai cũng ngỡ câu chuyện về Gò Hang này sẽ từ đây im ắng xuống. Nhưng chỉ một thời gian gắn sau đó, một nhóm cán bộ khoa học gần chục người từ TP.HCM đem theo dụng cụ xuống và lập lán trại tại khu vực Gò Hang để nghiên cứu.

“Ngoài ra, nhóm nhà nghiên cứu này cũng đi hỏi, lấy tư liệu những người dân có thời gian đào kiếm vàng tại khu đất Gò Hang trước đó, cũng như xin lại những đồ vật người dân lấy được dưới lòng đất tại khu vực Gò Hang. Rồi mấy nhà khoa học cũng rời đi, đến nay người dân nơi đây cũng chẳng biết dưới lớp đất tại “cánh đồng vàng” là di tích gì, chủ nhân của nó là ai”, ông Việt Anh chia sẻ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.