Không còn 'cụ rùa' nào sống trong hồ Hoàn Kiếm

Thông tin trên được ông Võ Tiến Hùng - Giám đốc Cty TNHH MTV thoát nước Hà Nội, trao đổi với báo chí trong buổi họp báo của Thành ủy Hà Nội để thông tin về việc triển khai phương án cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngày 28.11.
khong con cu rua nao song trong ho hoan kiem

Qua kéo lưới không phát hiện thấy cụ rùa nào - Ảnh Cường Ngô

Thông tin trên được ông Võ Tiến Hùng - Giám đốc Cty TNHH MTV thoát nước Hà Nội, trao đổi với báo chí trong buổi họp báo của Thành ủy Hà Nội để thông tin về việc triển khai phương án cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngày 28.11.

Theo ông Hùng, quá trình chuẩn bị nạo vét lòng hồ, Cty TNHH MTV thoát nước Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi Thủy sản - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, thực hiện ngăn lưới, cách ly động vật thủy sinh tại hồ Hoàn Kiếm. Sử dụng lưới quây và lưới kéo kích thước mắt lưới 4x4mm, chiều cao 2,5m, phía trên có giềng phao, phía dưới có giềng chì và lưới thoát bùn cao 30cm.

Khi thi công sẽ chia lòng hồ thành 3 vùng, căng lưới dồn thủy sinh để bảo tồn hệ thủy sinh trong hồ. Quá trình kéo lưới dồn nguồn lợi thủy sinh, có một số loài cá nhưng tuyệt đối không phát hiện "cụ rùa" nào…

Cũng theo ông Hùng, qua thời gian, qua lịch sử, ghi chép của các nhà khoa học và người dân quanh hồ thì các "cụ rùa" đã "ra đi” hết, "cụ đi" muộn nhất là ngày 19.1.2016, đây cũng là "cụ" cuối cùng. Tuy nhiên, khi nạo vét và cải tạo tổng thể, chúng tôi cũng đã cân nhắc đến các giải pháp, nếu còn "cụ rùa" thì giải quyết thế nào.

Do đó, khi quây lưới, chúng tôi đều có phương án giải cứu "cụ rùa" và bảo tồn không ảnh hưởng đến sức khỏe của "cụ" (nếu còn). Nhưng qua kéo lưới thì không còn một "cụ rùa" nào sống sót ở trong hồ.

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.