Các đại công trình thay thế cho những con đèo dốc nguy hiểm, không chỉ là cú đột phá về hạ tầng mà còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và khu vực.
Hầm Hải Vân là công trình giao thông tổng hợp gồm: đường, hầm, cầu và trang thiết bị vận hành nối liền Huế - Đà Nẵng. Đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á và là một trong 30 hầm đường bộ lớn và dài trên thế giới tại thời điểm thông xe ngày 5/6/2005.
Toàn tuyến công trình có chiều dài 12 km, được thiết kế vĩnh cửu với tốc độ thiết kế 80km/h. Trong đó, hầm chính dài 6,2 km có chiều rộng 10m cho 2 làn xe.
Những người đi tuyến lộ trình Bắc - Nam nay chỉ còn mất 10 - 15 phút qua đoạn đường hầm dài hơn 12 km, thay vì mất gần một giờ đồng hồ "cheo leo" trên chặng đường đèo 21 km nếu không gặp bất kì sự cố nào.
Tháng 4/2016, để giảm áp lực cho hầm Hải Vân 1 đồng thời rút ngắn thời gian lưu thông cho các phương tiện, nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa, hành khách, Bộ GT-VT đã phê duyệt dự án "Hầm Hải Vân 2" với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỉ đồng. Dự án do người Việt làm chủ hoàn toàn công nghệ.
Bên cạnh việc giúp phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, hầm đường bộ Hải Vân còn góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông hành lang kinh tế Đông - Tây, đưa khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam xích lại gần hơn với khu vực Đông Nam Á cũng như hội nhập quốc tế.
Hầm Đèo Cả - hầm đường bộ hiện đại nhất nước ta
Hầm vượt sông đầu tiên của Việt Nam - Hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm nối từ khu vực trung tâm Quận 1 sang Quận 2, đưa khu vực Thủ Thiêm, thuộc Quận 2 thành trung tâm mới của TP HCM trong tương lai. Hầm có chiều dài 1,49km, rộng 33m, cao 9m, có 6 làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ôtô và xe máy (chưa kể hai làn thoát hiểm).
Công trình này có vốn đầu tư 2.083 tỉ đồng và do nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) thi công. Để đi đến ngày khánh thành 20/11/2011, hầm chui vượt sông đầu tiên của cả nước và lớn nhất Đông Nam Á - hầm Thủ Thiêm - đã trải qua hơn 6 năm thi công.
Hầm Thủ Thiêm là hầm chui vượt sông đầu tiên của cả nước và lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm khánh thành. Công trình này giúp thay đổi diện mạo của TP khi toàn bộ tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ (đại lộ Đông Tây) được thông xe.
Phần thân hầm gồm 4 đốt mỗi đốt dài 93m, và nặng 27.000 tấn, xây dựng bằng bê tông cốt thép chống thấm. Tốc độ thiết kế của hầm Thủ Thiêm đạt 60km/h và công trình có tuổi thọ theo thiết kế là 100 năm.
Hầm Cù Mông
Đại dự án Hầm xuyên vịnh Cửa Lục
Dự án xây dựng hầm Cửa Lục (Quảng Ninh) kết nối hai bờ Hòn Gai - Bãi Cháy có tổng vốn đầu tư là 9.781 tỉ đồng. Bên cạnh việc tạo điều kiện lưu thông thuận lợi giữa hai bờ Vịnh, phá thế độc đáo của cầu Bãi Cháy, kết nối khu du lịch phía Tây với khu hành chính, văn hóa, dân cư phía Đông TP, hầm còn có ý nghĩa đảm bảo giao thông thông suốt trong đô thị Hạ Long.
Nếu hoàn thành, đây sẽ là công trình hầm vượt biển lớn nhất Việt Nam, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng - kinh tế - du lịch của tỉnh.
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.