Kiếm trăm triệu đồng mỗi tháng nhờ trồng sen... để ngắm

Trồng sen với ý định để ngắm nhưng sau nhiều năm đầm sen đem lại cho anh Nguyễn Văn Hạnh ở Ninh Sở, Hà Nội hàng trăm triệu mỗi tháng từ việc cho thuê chụp ảnh và bán sen.

Anh Nguyễn Văn Hạnh ở thôn Ninh Xá, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín (Hà Nội) là một trong những chủ đầm sen đang được nhiều người biết đến bởi đầm sen của anh Hạnh rất đặc biệt. Đầm sen của người đàn ông này sở hữu tất cả 10 loại sen, trong đó nhiều lại rất quý.

trong sen quy o ninh so nguoi dan ong kiem ca tram trieu moi thang
Khu đầm sen rộng hơn 8.000 mét với nhiều loại sen quý. (Ảnh: Gia An)

Anh Hạnh cho biết: "Mới đầu tôi không hề nghĩ đến việc kinh doanh sen hay làm nơi chụp ảnh gì cả. Tôi cải tạo khoảng 2.000 mét đầm trước cửa nhà rồi trồng sen để tạo cảnh quan và không gian sống cho thoải mái thôi. Sau đầm sen phát triển mạnh tôi khai hoang luôn diện tích khoảng 8.000 mét vuông để trồng.

Cứ thế đầm ngày càng lớn, sen ngày càng nhiều rồi có người biết tới rủ nhau tới chụp ảnh. Thấy đẹp họ khuyên tôi làm cầu, đầu tư cải tạo cho đẹp hơn phục vụ du khách, có tiền đến đâu tôi làm tới đó dần dần cũng được như ngày hôm nay".

trong sen quy o ninh so nguoi dan ong kiem ca tram trieu moi thang
Ngoài những người tới chụp ảnh, nhiều người vào để búp sen, ngó sen để về làm chè. (Ảnh: Gia An)

Theo anh Hạnh, trồng sen cũng không khó gì vì sen là loài dễ phát triển và rất khoẻ mạnh. Mỗi năm anh Hạnh chỉ cần bón phân tổng hợp một, hai lần là củ sen tự phát triển. Vất vả nhất là công đoạn đi tìm giống sen quý vì rất mất thời gian, có những loại anh Hạnh phải bỏ nhiều tiền ra để mua vì tìm ở ngoài tự nhiên không có. Có những loại lên tới vài trăm ngàn một củ sen. Sau khi vất vả tìm kiếm giống, anh phải trồng riêng sau mới cho xen kẽ vào các giống khác.

trong sen quy o ninh so nguoi dan ong kiem ca tram trieu moi thang
Thu nhập chính của anh Hạnh là từ việc phục vụ du khách chụp ảnh. (Ảnh: Gia An)

Với bản tính thích mày mò, ưa học hỏi anh Hạnh còn tự tìm cách lai tạo các loại sen với nhau để tạo ra giống mới. Chính vì thế, đầm sen nhà anh càng ngày càng nhiều loại sen khác nhau. Tới thời điểm hiện tại, trong đầm sen có tổng cộng 10 loại (4 loài sen trắng, 5 loài sen hồng và một loài sen Nam Bộ).

Theo tìm hiểu, nhiều người làm nghề chụp ảnh cưới rất ưa thích đầm sen này, có những ê kíp hầu như ngày nào cũng có mặt ở đây.

trong sen quy o ninh so nguoi dan ong kiem ca tram trieu moi thang
Sen hai màu, nửa hồng nửa trắng cực kỳ hiếm trong tự nhiên. (Ảnh: Vne)

Anh Hạnh cho biết những năm trước, có thời điểm số giống sen trong đầm lên tới 12 loài nhưng các loài sen cũng phát triển cạnh tranh nhau nên những loài không thích nghi được sẽ tự biến mất.

"Hàng ngày tôi phải dậy từ sáng sớm và tối muộn mới được nghỉ để quản lý đầm sen. Nhiều hôm đông khách quá mà khách nào cũng muốn có sen trên tay để chụp tôi phải lội lên lội xuống đầm hái sen nhiều đến mức hoa cả mắt. Nhưng đó cũng là cái vui và "sướng" khi thấy thành quả lao động của mình.

Nếu như năm nào thời tiết tốt, sen nở rộ thì mỗi ngày tôi bán được khoảng trên 500 bông sen với giá 3.000 - 4.000 đồng một bông. Thậm chí nhiều lúc tôi không muốn bán vì nếu lấy nhiều hoa quá thì khách tới chụp ảnh sẽ không còn hoa", anh Hạnh chia sẻ.

trong sen quy o ninh so nguoi dan ong kiem ca tram trieu moi thang
Anh Nguyễn Văn Hạnh đang chăm sóc cho những cây sen cảnh mini. (Ảnh: Gia An)

Những năm trở lại đây, song song với phong trào chụp ảnh với sen thì sen cảnh được trồng trong chậu cũng được nhiều người ưa chuộng. Nắm bắt nhu cầu này, vị chủ đầm bắt tay vào nhân giống các loại sen cảnh, sen mini. Sau mỗi vụ, thu nhập từ việc bán sen cảnh mini cũng được 40-50 triệu đồng.

Anh Hạnh cho biết những ngày cuối tuần đầm sen đón khoảng trên 70 lượt khách, giá vé vào cửa cho mỗi người tới chụp ảnh là 50.000 đồng. Ngày cao điểm anh thu được gần 5 triệu đồng tiền vé vào cổng, chưa tính những dịch vụ khác.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.