Kinh nghiệm du lịch thác Bản Ba, điểm đến ấn tượng của mảnh đất Tuyên Quang

Ghé thăm thác Bản Ba, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên miền Đông Bắc mà còn có thể khám phá nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc ít người.

Đôi nét giới thiệu về thác Bản Ba, Tuyên Quang

Bản Ba là tên thác nước nằm trên triền núi Phiêng Khàng, thuộc xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Địa điểm này từng được Nhà nước công nhận là danh thắng cấp quốc gia vào năm 2007, đồng thời thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá mỗi năm.  

Kinh nghiệm du lịch thác Bản Ba, điểm đến ấn tượng của mảnh đất Tuyên Quang - Ảnh 1.

Ảnh: Nguyễn Tuấn Vũ

Ngọn thác nằm sâu giữa rừng già miền Đông Bắc, bao quanh là thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp. Nếu Cao Bằng có thác Bản Giốc, Hòa Bình nổi tiếng với thác Mu thì vùng đất Tuyên Quang để lại dấu ấn riêng biệt nhờ thác nước Bản Ba hoang sơ đầy cuốn hút này. 

Con thác có tổng cộng 3 tầng, với độ cao địa hình khoảng 170m. Sở dĩ Bản Ba được xếp vào danh sách một trong những ngọn thác độc đáo tại Việt nam bởi cấu tạo chuỗi thác liên hoàn với 3 tầng đổ nước thẳng đứng xuống từ độ cao hàng chục mét. Bên cạnh đó, Bản Ba còn phân nhánh ra thành nhiều thác nhỏ chảy róc rách xung quanh con thác chính. 

Kinh nghiệm du lịch thác Bản Ba, điểm đến ấn tượng của mảnh đất Tuyên Quang - Ảnh 2.

Ảnh: younggdeer

Tầng thác thứ nhất cũng là nơi nhiều người từng đặt chân đến có tên là Tát Củm. Ở phía chân thác, đồng bào người Tày thường gọi những vách đá tại nơi đây là “vằng tạng” hay “vằng luồng” (vực rồng) bởi hình dáng như rồng cuốn với mạch nước ngầm phun trào kì ảo dưới ánh mặt trời. 

Tầng thứ hai khó chinh phục hơn nhưng cũng là tầng được đánh giá đẹp nhất tại con thác với cái tên Tát Cao. Tầng này được chia làm hai nhánh với nước chảy trắng xóa tựa dải lụa đào vắt ngang qua triền núi. Ở dưới chân thác, du khách có thể tham quan, chụp ảnh tại vực nước trong xanh có tên “Vực Quyên”. Nằm rải rác bốn xung quanh là những phiến đá với hình thù kì lạ, ấn tượng, giúp tô điểm thêm nét cuốn hút cho ngọn thác này. 

Tầng cuối cùng cũng là địa điểm khó chinh phục nhất tại thác Bản Ba - tầng Tát Gió hay Vực Linh. Nơi đây nằm sâu giữa cánh rừng già với dòng nước chảy xiết giữa những tầng thác có độ cao khoảng 2 - 3m chuyển tiếp nhau. 

Kinh nghiệm du lịch thác Bản Ba, điểm đến ấn tượng của mảnh đất Tuyên Quang - Ảnh 3.

Ảnh: Vũ Híp

Kinh nghiệm du lịch thác Bản Ba, điểm đến ấn tượng của mảnh đất Tuyên Quang - Ảnh 4.

Ảnh: timeoutvietnam

Ghé thăm thác Bản Ba, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên miền Đông Bắc mà còn có thể khám phá nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc ít người. Nếu Hà Giang, Cao Bằng hay Hòa Bình là những địa danh đã quá quen thuộc thì chuyến du lịch thác Bản Ba tại Tuyên Quang chắc hẳn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm hoàn toàn mới. 

Xem thêm: Du lịch Tuyên Quang

Kinh nghiệm tham quan, khám phá thác Bản Ba 

Du khách có thể ghé thăm thác Bản Ba vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên mùa hạ và mùa thu là khoảng thời gian lí tưởng nhất để khám phá nơi đây. Từ khoảng tháng 5 đến tháng 11, lưu lượng nước tại Bản Ba tương đối dồi dào, thích hợp cho các hoạt động vui chơi, tham quan hay trải nghiệm. 

Kinh nghiệm du lịch thác Bản Ba, điểm đến ấn tượng của mảnh đất Tuyên Quang - Ảnh 5.

Ảnh: lam_toc_xu

Nếu xuất phát từ Hà Nội, du khách có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau để di chuyển tới Tuyên Quang, nơi cách đó khoảng chừng 130km về phía Tây Bắc. Đến Chiêm Hóa, Tuyên Quang, bạn nên chọn xe máy để di chuyển dễ dàng hơn trên chặng đường dài hơn 30km còn lại đến thác Bản Ba. Đoạn đường này nằm sâu trong rừng già, hai bên là núi non, cây cối bao phủ. Bạn nên kiểm tra phương tiện kĩ càng và đổ đầy bình xăng để chuyến hành trình diễn ra thuận lợi nhất. 

Kinh nghiệm du lịch thác Bản Ba, điểm đến ấn tượng của mảnh đất Tuyên Quang - Ảnh 6.

Đường đi đến thác Bản Ba (Ảnh: Vũ Híp)

Giá vé tham quan tại địa điểm du lịch sinh thái thác Bản Ba là 30.000 đồng/người, tiền gửi xe là 5.000 đồng/xe máy. Trong quá trình di chuyển và tham quan tại thác Bản Ba, bạn nên chú ý mang theo đủ đồ ăn và nước uống do xung quanh khu vực này không có nhiều cửa hàng tạp hóa hay đồ dùng. Bên cạnh đó, du khách cũng nên tìm hiểu kĩ về tình hình thời tiết trước khi tổ chức chuyến đi. 

Kinh nghiệm du lịch thác Bản Ba, điểm đến ấn tượng của mảnh đất Tuyên Quang - Ảnh 7.

Ảnh: Vũ Híp

Thác Bản Ba có địa hình dốc, nhiều nơi dễ trơn trượt, vậy nên bạn cần chuẩn bị một đôi giày êm hoặc dép có ma sát tốt để đảm bảo an toàn trong quá trình leo núi. Một số đồ dùng cần thiết nên mang theo bên mình như quần áo bảo hộ, thuốc sát trùng, băng cá nhân, thuốc cảm cúm hay thuốc xịt côn trùng...

Thác Bản Ba - Cô sơn nữ giữa núi rừng Tuyên Quang II Full HD

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.