Ai về Tuyên Quang đừng quên những món ăn này

Bánh cuốn, gỏi cá, rượu ngô... món ngon lâu đời của người dân Tuyên Quang nhưng làm nao lòng bao du khách thập phương không chỉ bởi đồ ăn ngon, bổ mà còn có hương vị đậm đà, khó quên.

Đêm hội Thành Tuyên diễn ra vào ngày 15-8 âm lịch đã trở thành “thương hiệu” riêng và là bản sắc của Tuyên Quang. Mỗi năm có hàng vạn người dân và du khách trong nước và quốc tế đổ về thành phố Tuyên Quang để được chứng kiến lễ hội độc đáo này. Ngoài việc chiêm ngưỡng, thưởng thức màn trình diễn của những chiếc đèn lồng rực rỡ hãy cùng khám phá những món ăn đặc trưng dưới đây:

Bánh cuốn Tuyên Quang

Điểm đặc biệt của bánh cuốn Tuyên Quang là nước chấm được làm từ nước xương hầm ngọt đậm đà, tự nhiên. Có lẽ, đây là điểm nhấn khác biệt cho bánh cuốn xứ Tuyến. Thêm vào đó, bánh được tráng đều tay, mỏng nên khi ăn vừa miệng, rất ngon.

tin nhap 20160915092926
Chả bánh cuốn rạp dạng viên, nướng và nêm nếm ngon đậm đà (Ảnh: Ngocchip459).
tin nhap 20160915092926
Bánh cuốn Tuyền Quang được thêm nhiều món ăn kèm như: chả thịt, chả lá lốt...cũng rất hấp dẫn (Ảnh: Huyền SúpPơ).

Bánh nếp nhân trứng kiến

Đến với những ngôi nhà sàn người Tày thuộc Tuyên Quang để thưởng thức những món ăn rất đỗi dân dã và độc đáo trong đó có món bánh nếp nhân trứng kiến. Người ăn nếm từng miếng nhỏ để cảm nhận mùi vị thơm ngon của nếp, vị ngậy béo của nhân trứng kiến quyện lẫn trong hành và thì là. Tuy nhiên, có người vì nhạy cảm, thì có thể bị dị ứng khi ăn món bánh này giống như người bị dị ứng khi uống rượu ong.

tin nhap 20160915092926
Ảnh: Báo Gia đình và Xã hội.

Gỏi cá bỗng sông Lô

Cá bỗng để chế biến món gỏi phải là cá nuôi được 1,5-2 năm, trọng lượng đạt 2,5-3kg, thịt chắc và tươi mới. Gỏi cá Tuyên Quang không dùng thính gạo mà dùng chính xương cá băm nhỏ rang vàng, cán mịn rồi trộn đều với lạc rang giã rối, ăn cùng những lát cá thái mỏng kèm theo gia vị, rau thơm và các loại lá rừng nước sốt gia vị sánh ngọt hấp dẫn, thích thú vô cùng.

tin nhap 20160915092926
Ảnh: Tùng Anh.

Mắm cá ruộng Chiêm Hóa

Đây vừa được xem là món ăn truyền thống, vừa là một vị thuốc độc đáo của đồng bào dân tộc Tày từ xưa đến nay. Để có hũ mắm cá thơm ngon tuyệt hảo, bà con dân tộc Tày nơi đây đã phải mất đúng 13 tháng trời: Nuôi cá ở ruộng 3 tháng, ủ men làm mắm 10 tháng. Hương vị đặc trưng của thứ đặc sản này khiến cho ai đã từng một lần thưởng thức cũng sẽ khó quên.

tin nhap 20160915092926
Ảnh: Tuổi trẻ

Rượu ngô Na Hang

Rượu ngô Na Hang không chỉ dễ "say như điếu" bởi chất ngô ngọt lử mà còn bởi công thức gây men đặc biệt từ lá cây rừng. Men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp... Chỉ cần một nhấp rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể.

tin nhap 20160915092926
Ảnh: Tùng Anh.

Măng khô

Măng là món quà hương rừng tinh tuý của mảnh đất miền núi Tây Bắc. Từ măng nứa, măng tre, măng mai... có thể chế biến thành nhiều món như măng xào, măng cuốn, măng nhồi thịt, măng đắng luộc chấm mẻ... Món nào cũng có hương vị riêng, đậm đà, khó quên. Măng còn để ngâm chua, xào cùng thịt trâu, một món ăn rất đặc biệt của đồng bào dân tộc vùng núi cao.

tin nhap 20160915092926
Ảnh: Tùng Anh

Cam sành Hàm Yên

Cam sành đã được trồng từ rất lâu đời trên đất Hàm Yên và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của huyện. Cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cho vị ngọt mát. Đây là loại cam có giá trị dinh dưỡng cao: hàm lượng đường trên 10%; hàm lượng vitamin C từ 40 – 90 mg/100g cam tươi.

tin nhap 20160915092926
Ảnh: Hàm Yên

Ngoài ra, cam sành Hàm Yên còn có thành phần axit hữu cơ, axit có hoạt tính sinh học cao, các chất khoáng và dầu thơm tốt cho sức khỏe con người.

Anh Vân (Tổng hợp)

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.