Kinh tế Nhật Bản có thể mất 4 năm để lấy lại những gì đã mất vì dịch Covid-19

Báo cáo của JCER nhấn mạnh rằng đại dịch Covid-19 sẽ để lại vết thương khó lành cho nền kinh tế Nhật Bản và nước này có thể sẽ phải mất 4 năm để lấy lại những gì đã mất.
Nền kinh tế Nhật Bản có thể mất 4 năm để lấy lại những gì đã mất vì dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Người đi bộ đeo khẩu trang tại một khu mua sắm ở quận Setagaya của Tokyo vào ngày 2/8. (Ảnh: Kentaro Takahashi / Bloomberg).

Theo hãng tin Bloomberg, báo cáo mới đây của một tổ chức tư vấn Nhật Bản về những tác động của đại dịch Covid-19 cho thấy nền kinh Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề và sẽ khó có thể khôi phục lại những gì đã mất cho đến tận tháng 4/2024.

Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) cho thấy nền kinh tế nước này sẽ suy giảm 6,8% trong năm tài khóa tính đến tháng 3/2021 và sau đó hồi phục rất chậm. Nguyên nhân chính của sự suy yếu này là do tình hình dịch phức tạp khiến nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng của nước này, bao gồm Mỹ, bị ảnh hưởng.

Khảo sát của Bloomberg cũng dự báo mức suy giảm của năm tài khóa 2020 là 5,1% trong khi theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, sự suy giảm là 4,7%.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng dịch Covid-19 sẽ để lại vết thương khó lành cho nền kinh tế Nhật Bản trong thập niên vừa qua khi chính phủ buộc phải tăng một số loại thuế để giải quyết số nợ khổng lồ, các công ty hạn chế đầu tư, cắt giảm các nguồn vốn, giảm tiền lương và người tiêu dùng thì hạn chế chi tiêu.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong năm tài chính 2035 sẽ thấp hơn 2,2% so với dự kiến trước đó do tác động của dịch Covid-19. Thêm vào đó, đại dịch cũng sẽ làm nền kinh tế nước này mất khoảng 2,1 nghìn tỉ USD thu nhập.

Kịch bản cơ bản trong báo cáo cũng đưa ra giả định rằng nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát và giải quyết trong năm tài chính này thì du lịch toàn cầu sẽ bắt đầu phục hồi và Thế vận hội Tokyo bị hoãn sẽ được diễn ra vào năm sau.

chọn
Vay vốn ưu đãi mua nhà: Giá cao là rào cản
Năm 2025 được dự báo sẽ là một năm tăng trưởng mạnh của tín dụng bất động sản, khi các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ kết hợp với môi trường kinh tế ổn định cùng nhu cầu sở hữu nhà ở ngày càng gia tăng của người dân. Tuy nhiên, cơ hội sở hữu nhà của đa số người dân liệu có nằm trong tầm tay khi mà dù có ưu đãi về tín dụng nhưng giá nhà vẫn ở mức cao.