Lần đầu tiên TP HCM không có nguồn cung mới nhà liền thổ trong quý

Quý III/2023, nguồn cung nhà phố, biệt thự mới ở khu vực TP HCM và vùng phụ cận giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ tiêu thụ cũng giảm 98%. Đây cũng là lần đầu tiên TP HCM không phát sinh nguồn cung mới mở bán mới trong quý.

‏Theo số liệu từ báo cáo thị trường bất động sản do DKRA công bố mới đây, trong quý III/2023, phân khúc nhà phố, biệt thự ở khu vực TP HCM và vùng phụ cận có 2 dự án mới và 2 dự án mở bán giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ tiêu thụ đạt 28%.‏

‏Toàn khu vực có thêm 144 căn bổ sung vào nguồn cung mới, giảm nhẹ 7% so với quý II. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2022 thì tỷ lệ này giảm tới 95%. ‏

‏Sức cầu trên thị trường tăng nhẹ khi ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn so với quý trước đó, song với 40 căn bán ra trên toàn khu vực, tỷ lệ tiêu thụ tiêu thụ mới trong quý III chỉ bằng khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, tức giảm 98%. ‏

 ‏Diễn biến nguồn cung và tiêu thụ nhà phố, biệt thự mới theo quý (Nguồn: DKRA Group).‏ 

‏Xét theo địa phương, Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu toàn khu vực khi chiếm tỷ trọng lớn cả về nguồn cung (chiếm 47,2%) lẫn lượng tiêu thụ mới theo quý (chiếm 88%). Phổ giá ở đây cũng khá rộng khi giá bán thấp nhất được ghi nhận là 8 triệu đồng/m2, còn giá bán cao nhất là 55,8 triệu đồng/m2. ‏

‏Trong khi đó, ở Bình Dương và Long An, số lượng nguồn cung mới xấp xỉ nhau và đều chiếm tỷ trọng 26,4%. Giá nhà phố, biệt thự ở Bình Dương khoảng 5,3 - 9,7 triệu đồng/m2, còn ở Long An là 3,7 - 7 triệu đồng/m2. ‏

‏Ba địa phương TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh đều không ghi nhận có sản phẩm mới trong 3 tháng qua. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên TP HCM không phát sinh nguồn cung nhà phố, biệt thự mở bán mới trong quý. ‏

‏DKRA nhận định, trong quý III/2023, ở thị trường sơ cấp, mặt bằng giá bán không biến động nhiều so với quý trước đó. Nhiều chủ đầu tư đã và đang áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu thanh toán nhanh hay cam kết thuê bất động sản nhằm kích cầu. ‏

‏Còn ở thị trường thứ cấp, mặt bằng giá bán giảm từ 11 - 15% so với đầu năm nay. Trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm, áp lực lãi vay,... đã khiến các nhà đầu tư phải cắt giảm lợi nhuận hoặc giá bán nhằm thu hồi dòng tiền.‏

 ‏Tỷ lệ nguồn cung và giá bán theo địa phương thuộc khu vực TP HCM & vùng phụ cận (Nguồn: DKRA Group).‏ 

Dự báo diễn biến thị trường nhà phố, biệt thự, nguồn cung quý IV dự kiến gia tăng so với quý III, dao động ở mức 350 - 450 căn và tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP HCM. Trong khi đó, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục duy trì tình trạng khan hiếm nguồn cung mới‏

‏Sức cầu chung của thị trường dự kiến chỉ tăng nhẹ so với quý III và khó có sự đột biến trong ngắn hạn. ‏

‏Mặt bằng giá sơ cấp nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang so với lần mở bán trước đó. Còn ở thị trường thứ cấp, mặt bằng giá sẽ tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm 2023, tập trung ở nhóm khách sử dụng vốn vay ngân hàng và dự án vướng mắc pháp lý. ‏

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.