Làn sóng người trẻ Hàn Quốc muốn rời khỏi đất nước

Áp lực công việc và định kiến xã hội khiến nhiều người Hàn Quốc muốn thoát ly khỏi đất nước để bắt đầu một cuộc sống mới ở nước ngoài.

Là một cường quốc kinh tế, Hàn Quốc dường như là một xã hội hiện đại đáng sống, đặc biệt với người trẻ năng động. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi. Theo nhiều thanh niên Hàn Quốc, họ đang sống một "cuộc sống địa ngục" và họ không muốn tiếp tục như thế nữa. Nhiều người trẻ Hàn Quốc đang tìm cách thoát ly khỏi quê hương, theo Washington Post.

Tương lai mù mịt

lan song nguoi tre han quoc muon roi khoi dat nuoc
Nhân viên trong một văn phòng sáng đèn vào một tối thứ 5 ở trung tâm Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Washington Post.

"Thật khó tưởng tượng có ngày tôi sẽ kết hôn và sinh con", Hwang Min-joo, làm việc cho các chương trình truyền hình thực tế, cảm thấy bi quan về tương lai của những người trẻ như cô.

Hwang xách túi, rời khỏi nhà đi làm vào sáng thứ hai hàng tuần. Đến tận tối thứ 5, cô mới trở về nhà. Trong suốt thời gian đó, cô gái 26 tuổi này ăn ở căng-tin, ngủ giường tầng và tắm rửa tại chỗ làm. Đài truyền hình trở thành nhà của cô.

"Kết thúc công việc lúc 9h tối là sớm với tôi", Hwang nói.

Công việc vất vả nhưng thu nhập không ổn định. Là một cộng tác viên, Hwang luôn lo lắng chương trình cô tham gia có thể bị cắt giảm giờ phát sóng. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, cô luôn tự hỏi không biết sáng mai khi ngủ dậy cô có còn giữ được công việc của mình không.

"Nhà sản xuất có thể sa thải tôi chỉ bằng một tin nhắn điện thoại. Nếu chương trình của tôi không được lên sóng, tôi không được trả thù lao. Tôi đang sống với bố mẹ và nhờ vậy mà tôi mới tồn tại được", Hwang tâm sự.

"Hàn Quốc là một nơi tuyệt vời để sống nếu bạn có tiền. Nhưng nếu không...", Hwang thở dài, bỏ lửng câu nói.

Kim Hyeon-min, 22 tuổi, đang làm trợ lý cho một văn phòng luật sư với hợp đồng lao động ngắn hạn. Trước đó, cậu từng học việc tại quốc hội Hàn Quốc.

"Nếu anh không chiếm được cảm tình của nghị sĩ phụ trách, họ sẽ dễ dàng sa thải anh. Chả có gì đảm bảo công ăn việc làm cả", Kim nói.

Kinh tế Hàn Quốc chững lại kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường lao động khiến những người trẻ như Hwang và Min cảm thấy bế tắc với cuộc sống hiện tại và bi quan về tương lai.

Năm 2015, gần 2/3 số lao động trẻ ở Hàn Quốc mất việc làm toàn thời gian và buộc phải chấp nhận làm những công việc bán thời gian thu nhập thấp và không có phúc lợi, theo thống kê của Viện nghiên cứu về Lao động. Ngay cả những nhân viên của các tập đoàn lớn như Samsung, Hyundai và Doosan cũng không hoàn toàn tránh được rủi ro thất nghiệp.

"Ở Hàn Quốc, làm việc bán thời gian có nghĩa là bạn phải làm việc toàn thời gian với mức lương tối thiểu",

Lee Ga-hyeon thổ lộ. Sinh viên luật 22 tuổi này ngoài giờ học còn phải đi làm thêm ở một cửa hàng McDonald và một tiệm bánh. Làm việc 6 tiếng liên tục mỗi ngày, 5 ngày một tuần, Lee kiếm được 450 USD vào cuối tháng. Số tiền đó không đủ trang trải chi phí sinh hoạt vì chỉ riêng giá thuê căn hộ vỏn vẹn vài mét vuông đã ngốn của cô hơn 200 USD.

Không che giấu được sự mệt mỏi, Lee cho biết ở Hàn Quốc, làm việc 14 tiếng mỗi ngày là điều bình thường và lo lắng không biết cô có thể chịu đựng được tình trạng này trong bao lâu nữa.

Tìm lối thoát

Đối mặt với cùng một vấn đề, thanh niên Hàn Quốc tập trung tại các diễn đàn trên mạng để giãi bày và cùng nhau tìm giải pháp. Nhiều người đã nghĩ đến việc rời khỏi đất nước.

Trên trang Hell Korean, nhiều thành viên chia sẻ các bí kíp để có cuộc sống tại chân trời mới.

Các bài viết như "Lợi thế của một công dân Mỹ" hay "Làm thế nào để nhập cư vào Canada như công nhân lành nghề?" thu hút nhiều người đọc và tham gia bình luận.

"Tôi từng làm việc cho một website tại Hàn Quốc. Tôi

gần như kiệt sức vì làm việc quá nhiều. Sau đó, tôi quyết định xin thị thực sang Canada làm thợ hàn. Lợi ích về y tế, giáo dục tại đây tốt hơn nhiều", m

ột người trên diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và cho biết cả Mỹ và Canada hiện nay đều cần công nhân hàn tay nghề cao.

Để tìm hiểu sâu về mong ước thoát ly khỏi quê nhà của giới trẻ Hàn Quốc, trung tâm nghiên cứu Hankyoreh và UnivTomorrow đã phỏng vấn hơn 200 người trong độ tuổi 20. Kết quả cho thấy

73% số người được hỏi cảm thấy cuộc sống tại Hàn Quốc khó khăn đến nỗi họ muốn chuyển đến sống tại một quốc gia khác. Trong khi đó, 23,7% thổ lộ mong muốn thường trực của họ là "bốc hơi" khỏi quê hương.

Theo cuộc khảo sát, 22,8 % giới trẻ cảm thấy chán chường khi sống trong xã hội phân biệt đối xử, cạnh tranh gay gắt dựa trên ngoại hình, học vị, giới tính và quan hệ cá nhân. Ngoài ra, 18% số người tham gia phỏng vấn cho hay họ muốn đến miền đất mới có hệ thống phúc lợi xã hội tương xứng với năng lực làm việc của mình.

Đặc biệt, đa phần những người muốn rời khỏi đất nước là phụ nữ, những người thường xuyên đối mặt nhiều áp lực và định kiến của xã hội.

"Tôi từng sống ở nước ngoài một thời gian. Tôi nhận ra, không giống như ở Hàn Quốc, ở các nước khác dường như không có sự phân biệt đối xử trong môi trường làm việc. Ở đó, tôi sẽ không phải chịu đựng cảm giác bản thân bị đem ra so sánh với người khác. Tôi không muốn con cái mình sau này phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đó", một người tham gia khảo sát chia sẻ.

lan song nguoi tre han quoc muon roi khoi dat nuoc Làm việc tới chết ở Hàn Quốc
lan song nguoi tre han quoc muon roi khoi dat nuoc Đồ chơi tình dục ngày càng hút khách ở Hàn Quốc
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.