(Ảnh minh họa) |
Như chúng tôi đã đưa tin, liên tiếp trong các ngày 24, 26 và 27/5/2018, trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCMđã xảy ra 4 vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng làm chết 2 người, bị thương 11 người.
Theo Bộ GTVT, nguyên nhân khách quan của các vụ tai nạn, sự cố nêu trên là do hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt còn nhiều bất cập, giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ còn nhiều.
Đặc biệt là có nhiều đường ngang tự mở bất hợp pháp, các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt chưa được giải tỏa dứt điểm.
Bên cạnh đó, Bộ này cũng cho biết hiện quá nhiều phương tiện của ngành có niên hạn sử dụng từ những năm 1960 – 1970 vẫn đang khai thác trên đường sắt. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư cho phương tiện đóng mới đầu máy, toa xe còn hạn hẹp.
"Ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận người tham gia giao thông còn kém, nhiều vi phạm còn diễn ra khá phổ biến.
Nhiều địa phương chưa tổ chức triển khai cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn do không bố trí được nguồn kinh phí; nguồn vốn do nhà nước cấp hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, sửa chữa, nâng cấp đường ngang, xây dựng hàng rào đường gom, hàng rào hộ lan...", Bộ GTVT cho hay.
Về nguyên nhân chủ quan, báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho thấy hiện vẫn còn tình trạng một số đơn vị, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn đường sắt.
Vẫn còn một số đơn vị đường sắt chưa chủ động tích cực trong công tác phối hợp với chính quyền địa phương về đảm bảo ATGT tại các vị trí giao cắt.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về chạy tàu bảo đảm ATGT đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, đặc biệt là đội ngũ lái tàu, trực ban chỉ huy chạy tàu, gác chắn đường ngang đôi khi còn hạn chế, chất lượng kiểm tra chưa đạt yêu cầu thực tiễn hiện trường.
Hà Nội mưa lớn: Xe máy leo vỉa hè, BRT 'nhích từng bước' |
Được biết, sau khi các vụ sự số, tai nạn xảy ra, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt VN và các cơ quan, đơn vị có liên quan làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị để xảy ra sự cố, tai nạn.
Cục Đường sắt Việt Nam cũng được giao xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra toàn diện đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia; công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại một số địa phương có tình hình tai nạn giao thông đường sắt tăng cao.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty ĐSVN... phối hợp với địa phương kiểm tra, ngăn chặn và xử lý đối với các hành vi vi phạm trật tự ATGT đường sắt; đặc biệt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt thường xuyên xảy ra tai nạn và gây ùn tắc giao thông trên địa bàn các thành phố lớn.
Rà soát lại hệ thống hạ tầng, thông tin tín hiệu, trang thiết bị liên quan đến công tác tổ chức chạy tàu để bổ sung, cải tạo kịp thời, phù hợp.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan đến các vụ tai nạn giao thông đường sắt nói trên.
Xử lý nghiêm người đứng đầu các đơn vị trực thuộc, người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các đơn vị để xảy ra mất ATGT đường sắt do nguyên nhân chủ quan gây ra.
4 vụ tai nạn tàu hỏa trong 3 ngàyVào 0h30 ngày 24/5/2018 tại Km234+050 (đường ngang có gác), khu gian Khoa Trường - Trường Lâm (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) xảy ra 1 vụ tai nạn đường sắt do đoàn tàu khách mang số hiệu SE19 chạy hướng Hà Nội - TP HCM đâm vào xe ô tô tải biển số 37C-15138 vượt qua đường sắt. Hậu quả làm 2 người chết và 10 người bị thương. Vụ tai nạn làm lật đổ 6 toa xe khách, 1 đầu máy, xe ô tô bị hỏng nặng, làm hư hỏng 150m đường sắt. Vào khoảng 16h18 ngày 26/5/2018, tại ga Núi Thành (Núi Thành, Quảng Nam) theo kế hoạch đón đoàn tàu hàng số hiệu ASY2 do đầu máy 011 kéo thông qua đường số II (đường chính). Trong lúc đó, trên đường ga số 3 (đường phụ) có đoàn tàu dồn số hiệu 2469 do đầu máy 350 kéo đang tác nghiệp dồn dịch tại ga, khi đoàn tàu hàng mang số hiệu ASY2 đang thông qua ghi N4 vào đường số II thì đầu máy 350 của đoàn tàu dồn vượt mốc xung đột gây va chạm giữa hai đoàn tàu. Vụ tai nạn không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hỏng nặng 2 đầu máy và 4 toa xe hàng bị trật bánh, một số toa xe bị bung cửa, hàng hóa văng khỏi toa xe. Khoảng 16h31 ngày 26/5/2018, tàu hàng mang số hiệu 2386 chạy đến ga Yên Xuân Km329+950 (đường số 3) thì bị trật bánh toa xe thứ 3 và thứ 4 trong đoàn tàu. Vụ tai nạn không gây thiệt hại về người nhưng làm đổ 1 cột tín hiệu ra ga đường số 2 ga Yên Xuân; hư hỏng 02 toa xe hàng. Vào lúc 13h ngày 27/5/2018, đoàn tàu hàng SH3 chạy hướng Hà Nội – TP HCM khi tới đường ngang tự mở qua đường sắt (có biển báo cấm ô tô) thuộc xã Diễn An (Diễn Châu Nghệ An) đã đâm vào xe bồn vượt qua đường sắt. Hậu quả làm 1 người bị thương (lái xe ô tô), ô tô bị hỏng nặng. Đáng chú ý là cả 4 vụ sự cố, tai nạn tàu hỏa xảy ra trong 3 ngày nhưng ngành đường sắt vẫn chưa công bố nguyên nhân chính thức. |
4 vụ tai nạn tàu hỏa liên tiếp xảy ra sau cuộc họp giữa Bộ GTVT với ngành đường sắt
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, mới đây lãnh đạo Bộ GTVT đã họp với ngành, yêu cầu rà soát toàn bộ từ hạ ... |
Bộ GTVT báo cáo Chính phủ việc chuyển từ phí sang giá BOT
Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ về việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế phí sang giá BOT. |
BOT từ thu phí thành thu giá: Vì phí thấp hơn giá?
Xung quanh việc Bộ GTVT chuyển từ thu phí các dự án BOT thành thu giá, chuyên gia cho rằng, sau khi các trạm thu ... |