Cơ quan tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam lái xe container Phạm Thành Hiếu (32 tuổi, quê Long An) về hành vi Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ sau khi có thông tin chính thức về phanh của xe đầu kéo.
Tài xế container Phạm Thành Hiếu. |
Theo tường trình của tài xế, trưa 2/1, anh đến nhà người quen để dự tiệc và uống rượu bia. Sau đó, Hiếu tới nhà máy xay xát ở TP Tân An (Long An) để điều khiển xe đầu kéo container chở gạo đi TP.HCM.
Khoảng 15h30, khi Hiếu lái xe đầu kéo cách ngã tư Bình Nhật 500 m thì đèn tín hiệu giao thông từ xanh chuyển sang đỏ, phía trước rất nhiều xe máy và xe tải dừng chờ; dù đã giảm dần tốc độ để đi vào làn ôtô, nhưng xe đầu kéo container đã lao thẳng vào dòng xe máy đang dừng.
Trước đó, sáng 3/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An tiến hành xét nghiệm máu với tài xế 32 tuổi. Qua hai lần kiểm tra, mỗi lần cách nhau khoảng 3 giờ, kết quả cho thấy Hiếu dương tính với heroin, âm tính với các loại ma túy tổng hợp khác.
Đồng thời tài xế này cũng cho biết trước khi xe gây tai nạn thì "bộ phận phanh có trục trặc", không thể xử lý để dừng được.
Tuy nhiên, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã khẳng định hiệu quả hệ thống phanh xe đầu kéo 62C hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn. Hệ thống phanh hoạt động linh hoạt, bình thường.
Lực lượng chức năng xác định, hiệu quả phanh chính trên băng thử của ôtô đầu kéo biển kiểm soát 62C - 04348, nhãn hiệu Hyundai HD700, sản xuất năm 2015 tại Hàn Quốc, đạt tiêu chuẩn 70% (theo quy định loại xe này giá trị hiệu quả phanh chính chỉ yêu cầu đạt 45%).
Độ lệch lực phanh trên một trục lớn nhất đảm bảo yêu cầu. Hiệu quả phanh đỗ cũng đảm bảo tiêu chuẩn.
Cơ quan giám định khẳng định, hiệu quả hệ thống phanh xe đầu kéo 62C hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn.
Về tình trạng chung, hệ thống phanh hoạt động linh hoạt, bình thường. Chỉ có tiếng rò rỉ khí nén tại van xả của bình khí nén do xảy ra tai nạn có va đập với các xe máy.
Việc các lái xe sử dụng ma túy khi điều khiển có thể bị phạt bao nhiêu tiền?Việc các lái xe sử dụng ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi bị cấm, được quy định trong Luật giao thông đường bộ năm 2008. Theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật này thì nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy. Nếu bị phát hiện hành vi sử dụng chất ma túy, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Căn cứ khoản 11 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe). Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Căn cứ khoản 11 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong trường hợp này người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe). Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng Căn cứ khoản 8 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) khi điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. |
Các dấu hiệu của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộChủ thể của tội phạmĐối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Chủ thể của tội tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Điểm đặc biệt đối với chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là người phạm tội có hành vi phạm tội khi đang tham gia giao thông đường bộ. Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ”. Khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ngoài ra, tội phạm này còn có thể xâm phạm đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác. Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác. Chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị coi là phạm tội hình sự. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà không có tính chất nguy hiểm, không gây thiệt hại cho người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan: Người phạm tội có hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ. Để xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ, phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Hậu quả: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm có cấu thành vật chất. Vì vậy, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc đối với tội này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại về tính mạng (làm chết người) hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ (gây thương tích), tài sản của người khác thì không cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015. Trên thực tế, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người, thiệt hại về tài sản rất nhiều. Hậu quả của tai nạn giao thông là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm đối với người gây tai nạn. Mối quan hệ nhân quả: Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả (tai nạn giao thông) gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác. Nếu thiệt hại không phải do hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì không cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Các dấu hiệu khách quan khác: Phương tiện giao thông đường bộ; địa điểm (nơi vi phạm là công trình giao thông đường bộ)… Việc xác định các dấu hiệu khách quan này là rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt giữa tội phạm này với các tội khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ thì “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”. Phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật giao thông đường bộ gồm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ”. Mặt chủ quan của tội phạm Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là lỗi vô ý. Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về vô ý phạm tội như sau: “Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”. Hình phạt của người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ Có 4 khung hình phạt đối với những người phạm tội này, tương ứng với 4 khoản (từ khoản 1 đến khoản 4) được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự như sau: Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm; Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; Khung 4: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Tùy vào hành vi, hậu quả của tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để xác định mức hình phạt mà tội phạm phải chịu. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trường hợp miễn trách nhiệm hình sựKhoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”. Điểm a, b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng như sau: “a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù”. Như vậy, người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Về trách nhiệm dân sựKhoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Vậy, người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự còn phải bồi thường thiệt hại về dân sự cho người bị thiệt hại. Việc xác định thiệt hại và mức bồi thường được quy định trong Bộ luật Dân sự và Nghị Quyết 03/2006/NQ-HĐTP. |
Vụ container tông hàng loạt xe ở Long An: Khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự tài xế
Liên quan đến vụ container tông hàng loạt xe ở Long An, hôm nay, 3/1, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An đã ... |