Lương sếp ngành tiêu dùng cao gấp 4 lần dịch vụ khách sạn

Ở cùng một cấp bậc nhân sự trung và cao cấp, sản xuất công nghệ cao và ngành hàng tiêu dùng có đề xuất lương cao gấp 2,5 so với bán lẻ và gấp 4 lần so với dịch vụ khách sạn.

Công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao Navigos Search (thuộc Navigos Group) vừa công bố báo cáo về Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam quý III. Dữ liệu được công ty này xây dựng thông qua các nhu cầu tuyển dụng của khách hàng đối với Navigos Search.

Theo đó, sản xuất công nghệ cao và ngành hàng tiêu dùng đang là hai lĩnh vực đi đầu về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao và mức lương hấp dẫn cho nhân sự lãnh đạo.

Cụ thể, số liệu cho thấy nhóm 5 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất quý III và từ đầu năm lần lượt là sản xuất công nghệ cao; hàng tiêu dùng nhanh; công nghệ thông tin; ngân hàng - tài chính; và dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.

Sản xuất công nghệ cao và hàng tiêu dùng đồng thời là 2 lĩnh vực có mức lương đãi ngộ cao nhất với các nhân sự cấp trung và cấp cao trong toàn ngành. Ở cùng một cấp bậc và vị trí công việc, nhân sự hai lĩnh vực này đượcđề xuất mức lương cao hơn 2,5 so với ngành bán lẻ, và gần gấp 4 lần so với ngành dịch vụ khách sạn.

Lương sếp ngành tiêu dùng cao gấp 4 lần dịch vụ khách sạn - Ảnh 1.

Lương sếp ngành sản xuất công nghệ cao và hàng tiêu dùng cao gấp nhiều lần các ngành nghề khác tại Việt Nam. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà).

Cũng theo quan sát của Navigos Search, hiện nay nhiều doanh nghiệp từ các nước châu Âu thuộc mảng dệt may, da giày có xu hướng tìm kiếm nhân viên làm việc độc lập thông qua các công ty cung ứng nhân sự tại Việt Nam. Đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang trở thành nơi đầu tư tiềm năng cho các doanh nghiệp đến từ châu Âu.

Các ứng viên làm việc độc lập giữ vị trí cấp quản lí được trả mức lương vào khoảng 2.000- 4.000 USD/tháng, chưa bao gồm các chi phí đi lại, công tác, liên lạc…

Số liệu thu thập từ công ty tuyển dụng này cũng cho thấy, các nhà đầu tư có xu hướng quyết đoán hơn khi đầu tư vào Việt Nam trước sự trì hoãn của đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Theo ghi nhận của Navigos Search, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư, tăng vốn đăng kí tăng lên nhiều hơn so với trước đó. Đây cũng được xem là lí do có liên quan đến sự tăng trưởng nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất tại miền Bắc, với nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao trong quý III đã tăng lên 30% so với quý trước đó.

Ngoài ra, với việc vốn đầu tư trực tiếp từ Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay tiếp tục gia tăng mạnh, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự nói tiếng Trung tăng đáng kể.

Đa số các công ty này đang có nhà máy tại Trung Quốc, nhưng vẫn có kế hoạch mở rộng, di chuyển một phần hoặc toàn bộ sản xuất sang Việt Nam.

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cũng cho hay nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến 20/10 đã đạt 16,2 tỉ USD, tăng 7,4% so với cùng kì năm trước. Trong 10 tháng còn có 7.509 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 10,8 tỉ USD, tăng 70,5%.

Cũng trong 10 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 9,1 tỉ USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng kí cấp mới. Theo sau là ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,3 tỉ USD, chiếm 10%; các ngành còn lại đạt 2,4 tỉ USD, chiếm 18,8%.

Hiện tại, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 2,1 tỷ USD vốn đầu tư từ đầu năm, chiếm 16,5%. Theo sau lần lượt là các quốc gia, Trung Quốc với 2,1 tỉ USD; Singapore rót 1,8 tỉ USD; Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) rót 1.6 tỉ USD; Nhật Bản 1,6 tỉ USD; Thái Lan 538,1 triệu USD


chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.