Mới đây, dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân. Theo đó, có một số quy định như phạt từ 10 - 20 triệu đồng đối với giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học; phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với giáo viên có hành vi xâm phạm thân thể người học.
Ngược lại, nếu người học có hành vi tương tự đối với giáo viên thì cũng sẽ bị phạt hành chính với số tiền tương tự. Dự thảo này đang thú hút nhiều ý kiến tranh luận của người dân.
Liên quan đến vấn đề này, cô Thanh Hương, giáo viên THPT tại TP HCM bày tỏ quan điểm: “Nếu cấm không cho giáo viên phạt học sinh như vậy chẳng khác nào giáo viên là chiến sĩ mà không cho vũ khí.
Quy định này khiến giáo viên rất e dè hoặc sợ hãi khi tiếp xúc với học sinh và khó để dạy học. Theo tôi, không nên phạt tiền giáo viên. Nếu dự thảo này được thông qua thì có thể dẫn đến hệ lụy giáo viên chỉ giảng bài cho xong, chứ không tham gia ý kiến gì khi thấy học sinh mắc lỗi vì ngại phạt.”
Cô Hương cho rằng, khi lương giáo viên thấp mà phạt nhiều tiền như vậy có thể khiến nhiều nhiều người bỏ nghề, người trẻ không còn hứng thứ và đam mê với nghề.
Trao đổi với chúng tôi về quy định xử phạt trong dự thảo, cô Đặng Thùy, giáo viên tiểu học tại Bình Dương cho rằng: “Khi đọc dự thảo, tôi thấy đau lòng, cảm giác bị tổn thương nghề nghiệp rất nhiều. Số tiền phạt đó không quan trọng bằng danh dự người giáo viên.
Đối với giáo viên, đánh phạt học sinh có 2 dạng: Đánh phạt răn đe và đánh trút giận. Đánh theo kiểu 1 roi vào mông thì cũng không ảnh hưởng. Nhưng đánh trút giận tới thâm tím, tổn thương học sinh thì không có tính giáo dục.
Giáo dục cần quản lí bằng giáo dục thay vì dùng tiền để đo đếm giáo dục. Nghề giáo cần được tôn trọng, không thể lấy tiền ra trừng phạt làm hạ thấp giáo dục”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Việc xử phạt giáo viên khi có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể người học sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của cả người dạy và người học.
Thay vì phạt tiền giáo viên và học sinh, cô Đặng Thùy đề nghị: "Chúng ta có thể có những biện pháp khác. Ví dụ như trước khi con vào lớp mẫu giáo hoặc lớp 1, bố mẹ phải trải qua khóa học làm phụ huynh học sinh đúng pháp luật.
Phụ huynh sẽ được học về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với con, giáo viên và nhà trường. Nghiệm thu khóa học bằng bài kiểm tra. Như vậy, sẽ giúp phụ huynh nắm rõ được giáo dục và thực hiện tốt hơn.
Cùng với đó, giáo viên sẽ được học luật giáo dục. Bộ Giáo dục nên sàng lọc giáo viên từ khi tuyển sinh cho tới khi ra trường, lúc tuyển công chức và trước khi hết tập sự. Khi đã qua nhiều lần sàng lọc thì chúng ta sẽ có đội ngũ giáo viên có chuyên môn, đạo đức tốt.
Đối với học sinh, các em sẽ đươc học nhiều hờn về các nội quy, kỉ luật trường học, đặc biệt là truyền thống tôn sư trọng đạo. Các em sẽ được khuyến khích tham gia các lớp tư vấn học đường hay bỏ phiếu kín góp ý giáo viên hàng tháng. Hoạt động này giúp nhà trường nắm được tình hình và kịp thời chấn chỉnh những hành vi không đúng mực của giáo viên."
Cùng ý kiến trên, cô Thanh Hương cho rằng, để tránh tiếp diễn những vụ việc bạo hành trong môi trường giáo dục, nhà trường có thể tổ chức nhờ các giáo viên có kinh nghiệm chia sẻ các ứng xử hợp tình hợp lý trong những sự cố sư phạm.
"Khi giáo viên gây thương tích cho học trò thì đương nhiên phải bồi thường. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải phạt giáo viên vi phạm. Nhà trường chỉ cần cho giáo viên vi phạm không đứng lớp một thời gian và chuyển sang trực cổng hay làm công việc khác trong trường cũng đủ răn đe", cô Thanh Hương nói.
'Trường học phải giữ được cái uy, không nên cứ phụ huynh phản ánh là đuổi giáo viên, học sinh thích làm gì thì làm'
Đó là quan điểm của TS.Nguyễn Tùng Lâm khi trao đổi các vấn đề liên quan đến dự thảo nghị định xử phạt hành chính ... |
Thầy không được đánh trò dù chỉ véo tai là phản giáo dục, giáo viên sợ phụ huynh sẽ tạo ra những học trò hư hỏng?
Nhiều giáo viên băn khoăn, một số phần trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục là ... |
Tiến sĩ Tâm lý học lý giải việc ngày càng nhiều vụ 'thầy đánh trò, trò đánh thầy'
TS.Tâm lý học Đào Lê Hoà An chia sẻ quan điểm liên quan đến dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực ... |