Phụ xe tự mở barie qua trạm BOT Thanh Nê. |
Tài xế tiếp tục "quậy", BOT Thanh Nê "kêu cứu"
Liên quan đến "bê bối" ở BOT Thanh Nê (Kiến Xương, Thái Bình), mới đây nhà đầu tư dự án là Công ty CP Tasco Nam Thái đã phát đi thông cáo về tình trạng "không mấy khả quan" ở trạm thu giá này.
Cụ thể, theo Tasco Nam Thái, mặc dù đã miễn, giảm vé qua trạm thu giá nhưng sau đó tài xế qua đây vẫn phản đối.
Được biết, trạm thu giá Thanh Nê đã miễn giảm giá sử dụng dịch vụ đối với tất cả các phương tiện của hộ dân, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp có đăng ký phương tiện tại tỉnh Thái Bình và có hộ khẩu thường trú ở 2 huyện Kiến Xương, Tiền Hải.
Tính đến cuối tháng 3, trạm BOT này đã miễn giảm cho hơn 1.400 phương tiện và vẫn đang cấp thẻ ưu tiên cho phương tiện của người dân ở địa bàn hai huyện trên.
Theo Tasco Nam Thái, hiện nhiều chủ phương tiện thuộc diện miễn, giảm giá nhưng chưa làm đúng quy định để được nhận dạng đối tượng miễn giảm.
Ngoài ra, khi đi qua BOT Thanh Nê, nhiều tài xế tỉnh khác cố tình không trả tiền thu giá, chây ì gây ùn tắc giao thông. Đáng chú ý là có trường hợp đòi miễn giảm như những xe khác.
Nhà đầu tư cho biết, tình trạng nêu trên đang khiến an ninh trật tự tại khu vực trạm thu giá diễn phức tạp, ảnh hưởng đến cán bộ, nhân viên tại đây.
Phía Tasco Nam Thái cũng mong muốn các cơ quan chức năng sớm có giải pháp, đảm bảo phương án tài chính cho dự án này.
Sau sáp nhập, Grab phải 'cõng' hơn 53 tỷ tiền nợ thuế của Uber?
Đại diện Grab Việt Nam thông tin về việc đơn vị này bị cho là phải chịu trách nhiệm số tiền 53,3 tỷ đồng Uber ... |
"Lời ăn, lỗ chịu"?
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng chính phủ bố trí 460 tỷ đồng để thanh toán một lần cho nhà đầu tư BOT Thanh Nê để bỏ trạm thu giá này.
Tuy nhiên, đại diện của Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ này từng nhiều lần trả lời những đề nghị tương tự.
"Chúng tôi nhiều lần khẳng định xuất phát điểm của chủ trương làm BOT là kêu gọi nguồn lực xã hội để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp đầu tư và thu phí. Giờ làm xong lại lấy kinh phí nhà nước mua lại thì rất khó vì ngân sách khó khăn", ông Đông cho hay.
Thứ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, nhà nước rất khó khăn trong việc bố trí vốn để mua lại cũng như tính khả thi không cao.
Về việc Thái Bình đề nghị cho phép Tasco Nam Thái kéo dài thời gian thu phí ở trạm Tân Đệ để hoàn vốn, ông Đông cho rằng "không có chuyện làm đường một nơi, thu một nơi".
Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Thế Dân, Giám đốc Cty CP Tasco Nam Thái, xác nhận việc tình trạng tài xế không trả tiền qua trạm thu giá Thanh Nê. Thậm chí, có tài xế "vô tư" mở barie trạm thu giá để cho xe đi qua. |
"Điệp khúc" không có tiền mua dự án Liên quan đến việc đề nghị mua lại dự án BOT, Bộ GTVT từng trả lời: "Nếu di dời trạm BOT T2 (Cần Thơ) đến vị trí mới sẽ tiếp tục phải xây dựng lại trạm và Nhà điều hành, gây lãng phí chi phí đầu tư, thời gian thu giá sẽ tiếp tục kéo dài, người sử dụng lại tiếp tục phải trả giá dịch vụ khi qua trạm gây bức xúc dư luận xã hội và dự án không khả thi, Ngân hàng không tiếp tục cho vay vốn đế di dời. Do vậy, trường hợp di dời trạm có thể Nhà nước sẽ phải mua lại dự án trong điều kiện hiện nay thì không thể thực hiện được do ngân sách nhà nước hạn hẹp, không nằm trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 đã được Quốc hội phê chuẩn". Đây cũng là trả lời tương tự cho đề nghị di dời trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang): "Nếu di dời trạm Nhà nước sẽ phải mua lại dự án trong điều kiện hiện nay thì không thể thực hiện được do ngân sách nhà nước hạn hẹp, không thể bố trí được". |
Grab Việt Nam đề nghị công an điều tra, xử lý tài xế Grab 'dỏm'
Grab Việt Nam đã đề nghị công an điều tra các đối tượng mạo danh tài xế GrabBike để chèo kéo, bắt khách. |