Môi giới không gian: Nghề hái ra tiền

Ông Masatoshi Nagasaki sớm bước chân vào ngành công nghiệp vũ trụ và tự gọi mình là nhà môi giới không gian đầu tiên trên thế giới.
avatar_1570342447375

Ông Masatoshi Nagasaki. (Ảnh: Bloomberg).

Ngành chế tạo và phóng vệ tinh nhỏ được dự báo tăng trưởng gần gấp 4 lần trong 10 năm tới. Khi đó, ngành công nghiệp này sẽ có giá trị lên đến gần 43 tỉ USD, mở ra cơ hội kiếm tiền từ thương mại ngày càng tăng giữa các công ty trong ngành.

Doanh nhân người Nhật Masatoshi Nagasaki sớm nhận ra tiềm năng trong ngành này và đã trở thành nhà môi giới không gian tự xưng đầu tiên trên thế giới.

Người đàn ông 39 tuổi này không phải ngồi trên một con tàu vũ trụ và bay từ hành tinh này sang hành tinh khác, giống như một nhân vật trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của nhà văn Mỹ - Isaac Asimov.  Thay vào đó, Nagasaki chỉ cần ngồi làm việc trên tầng 7 của một tòa nhà, vốn là trung tâm dành cho các startup trong lĩnh vực không gian. Vị doanh nhân trẻ tuổi này đã giành được hợp đồng môi giới phóng vệ tinh từ cơ quan vũ trụ Nhật Bản.

“Các công ty không gian chắc chắn sẽ cần đến những nhà môi giới như chúng tôi. Tôi muốn kinh doanh không gian trở thành ngành công nghiệp mà mọi người có thể hái ra tiền,” Nagasaki chia sẻ.

Môi giới không gian: Nghề hái ra tiền - Ảnh 2.

Space BD, công ty của Nagasaki, muốn trở thành địa chỉ thuận tiện nhất cho những ai muốn sử dụng dịch vụ tên lửa, được tư vấn kĩ thuật hay gặp gỡ các nhà chế tạo và vận hành tên lửa thương mại.  Ngành công nghiệp này cần có nhiều nhà môi giới để có thể phát triển, Nagasaki nhận định.

Space BD đã giành được ít nhất 15 hợp đồng phóng các vệ tinh nhỏ, bao gồm cả  hợp đồng với đối tác nước ngoài đầu tiên, là một viện nghiên cứu ở Úc. Startup trong lĩnh vực vũ trụ này còn đang hợp tác với Đại học Sydney, Đại học New South Wales và 10 tổ chức khác để sản xuất các vệ tinh mini CubeSats, dùng cho việc thu thập thông tin ngoài không gian.

Space BD đã giành được hợp đồng với JAXA, cơ quan vũ trụ Nhật Bản, chỉ một năm sau khi thành lập hồi năm 2017. Đây là nhà cung cấp dịch vụ phòng vệ tinh thương mại loại nhỏ đầu tiên trên thế giới.

Space BD phóng các vệ tinh được chế tạo tại Nhật Bản lên Trạm không gian quốc tế. Với chỉ 16 nhân viên, startup công nghệ này dự kiến tăng số lượng nhân viên lên gấp 3 lần trong vỏng 3 năm tới.

Ông Nagasaki tin chắc rằng Space BD sẽ thành công. Là cựu nhân viên kinh doanh thép tại Mitsui & Co., một trong năm tập đoàn môi giới hàng đầu của Nhật Bản, Nagasaki biết cách theo dõi nhu cầu của thị trường, giá cả và cách đàm phán với khách hàng.

Ông cũng cũng đang muốn đầu tư vào các dự án quặng sắt ở nước ngoài, một trong những hoạt động có lợi nhuận cao nhất của Mitsui.

Space BD được thành lập nhờ vào 100 triệu Yên tài trợ từ Incubate Fund, công ty đầu tư mạo hiểm Nhật Bản. Ngoài ra, Anniversaire Holdings cũng đã rót thêm 200 triệu Yên vào startup này. Nagasaki đang lên kế hoạch niêm yết Space BD trên sàn chứng khoán trong vòng 5 năm tới.

Mặc dù Nagasaki là người đầu tiên tự gọi mình là một nhà môi giới không gian, có nhiều công ty cũng đã tham gia thị trường này như Spaceflight Industries và NanoRacks LLC. Cả hai đều có trụ sở tại Webster, Texas, Mỹ.

Ông Masashi Sato, giám đốc điều hành của Spacetide, cho biết sự cạnh tranh trong ngành sẽ thêm phần khốc liệt, khi Trung Quốc cũng đang tham gia vào thị trường này.

Theo ông Sato, số lượng các công ty khởi nghiệp không gian của Mỹ đã tăng lên đáng kể. Nếu Nhật Bản không có những công ty hàng đầu trong thị trường này, lĩnh vực kinh doanh không gian cũng sẽ không phát triển.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.