Mối lo ngại bất ổn của tam giác Mỹ, Nga, Trung

Giới phân tích cho rằng những căng thẳng hiện tại không thể đẩy quan hệ ba bên Mỹ, Nga, Trung tới xung đột theo kiểu Chiến tranh Lạnh bởi đây là tam giác bất đối xứng. 
moi lo ngai bat on cua tam giac my nga trung Mỹ hoan nghênh Nga giám sát bầu cử tổng thống
moi lo ngai bat on cua tam giac my nga trung Trung Quốc sắp cho ngư dân Philippines tiếp cận Scarborough
moi lo ngai bat on cua tam giac my nga trung
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Sputnik

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Trung Quốc hồi tháng 6, ông tự hào với gần 60 giao dịch trị giá tới 50 tỷ USD được ký kết giữa Moscow và Bắc Kinh. "Nga và Trung Quốc có quan điểm rất gần hoặc gần như giống nhau trên trường quốc tế”, ông Putin cho biết vào thời điểm đó.

"Thực tế là mối quan hệ Nga và trung Quốc đang ở mức tốt nhất từ trước tới nay trong lịch sử hiện đại. Nhưng cả hai nước đều đang đối đầu với thế giới do một thế lực không phải là bất kỳ ai trong số hai nước này dẫn dắt. Nga và Trung Quốc đều cảm thấy bị đe dọa trước chủ nghĩa đơn phương của Mỹ", J . Stapleton Roy, giám đốc Viện Kissinger chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, đồng thời là cựu đại sứ Mỹ tại Singapore, nhận định.

Ông Roy cùng đồng nghiệp bàn về mối quan hệ ngoại giao phức tạp và quanh co giữa ba "ông lớn" Mỹ, Nga, Trung Quốc. Ba nước này chiếm một phần tư dân số thế giới và thuộc nhóm những nước sở hữu tiềm lực kinh tế và quân sự lớn nhất lịch sử hiện đại. Nếu cả ba "cùng thuyền", mỗi bên và cả thế giới, đều có thể hưởng lợi ích to lớn. Thế nhưng khi Trung Quốc xích lại gần Nga và sự thất bại khi cùng Mỹ giải quyết các vấn đề thế giới đã đẩy mối lo ngại về quan hệ 3 bên thành kịch bản: 2 đối đầu 1.

Xung đột

Nga và Trung Quốc đang ngày càng chủ động can thiệp vào các vấn đề quốc tế theo cách khác biệt so với phương Tây.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), trong đó có Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đã tạo cơ hội cho Bắc Kinh và Moscow phối hợp để phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng. Trung Quốc lôi kéo Nga biến Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đối trọng với Mỹ và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay việc Bắc Kinh thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường” để liên kết với liên minh kinh tế Á-Âu của Nga.

Thương mại giữa Moscow và Bắc Kinh bùng nổ những năm gần đây khi Trung Quốc trở thành thị trường chủ yếu cho Nga xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt kể từ khi Mỹ và phương Tây áp đặt trừng phạt kinh tế với Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea và vấn đề Ukraine.

"Nga và Trung Quốc bổ sung cho nhau một cách chiến lược. Trung Quốc cảm thấy Nga giỏi đối đầu, trong khi Trung Quốc lại giỏi điều khiển”, Yun Sun, thành viên Viện Brookings, nói.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Nga và phương Tây vẫn hiện hữu ở vấn đề, từ các email bị rò rỉ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới khủng hoảng ở Syria và trách nhiệm trong vụ bắn hạ máy bay chở khách MH17.

Suy đoán về xung đột toàn cầu được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Nga được đánh giá là "nguy hiểm và khó đoán" hơn cả thời Chiến tranh Lạnh.

Giữa tháng 10, hai báo lá cải của Anh là Daily Mail Daily Star "trích nguồn tin giấu tên" ở Điện Kremlin về việc Tổng thống Nga Putin ra lệnh cho các quan chức cấp cao ở nước ngoài đưa người thân về nước trước nguy cơ ẩn hiện về Chiến tranh thế giới thứ ba. Tuy nhiên ngay lập tức, các quan chức Nga bác bỏ thông tin này và khẳng định đây chỉ là "sự thổi phồng quá đáng".

Những thông tin về Nga được truyền thông phương Tây đưa ra khi hồi đầu tháng 10, Tổng thống Putin ký sắc lệnh ngừng thỏa thuận với Mỹ về sử dụng plutonium, chất có thể chế tạo bom nguyên tử.

Theo lãnh đạo Nga, quyết định trên được đưa ra do Mỹ có các hành động "không thân thiện" và không đủ khả năng bảo đảm việc thực thi những cam kết về việc sử dụng lượng plutonium để chế tạo vũ khí đang ở mức dư thừa theo các hiệp ước quốc tế. Ngay lập tức, Washington đáp trả khi tuyên bố chấm dứt đối thoại với Moscow về vấn đề Syria.

Nhiều người cho rằng, việc ông Putin tuyên bố Nga hủy thỏa thuận về tái chế plutonium với Mỹ đã mở màn cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Vẫn cần nhau

moi lo ngai bat on cua tam giac my nga trung
Quan hệ Mỹ, Nga, Trung ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh toàn cầu và là tâm điểm dư luận. Ảnh: AP

Thế nhưng, giới phân tích chỉ ra rằng những căng thẳng hiện tại không thể đẩy quan hệ ba bên Mỹ, Nga, Trung tới xung đột theo kiểu Chiến tranh Lạnh, bởi đây là tam giác bất đối xứng.

Khi tiềm lực của Trung Quốc được nâng lên, sức mạnh quốc gia của Nga yếu đi, quan hệ thương mại Mỹ-Trung tăng cường, thì xét về khía cạnh chính trị trong tam giác nói trên, chiều dài của cạnh quan hệ Trung-Mỹ thu ngắn, còn chiều dài quan hệ Trung-Nga lại dài ra.

Dù thương mại Nga – Trung Quốc tăng vọt những năm gần đây, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa Mỹ và Trung Quốc lại bền vững hơn. Về cơ bản, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với Mỹ quan trọng đối với Bắc Kinh hơn là Nga.

Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh hiện nay, trong đó có bất đồng về Biển Đông và những vấn đề khác, không giống tình hình giữa Mỹ và Nga giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Điểm yếu trong quan hệ Trung - Nga nằm trong mối liên kết kinh tế. Nó được cho là mong manh bởi giá năng lượng, tiền tệ lên xuống bất thường, cùng suy thoái kinh tế Trung Quốc tác động lớn tới quan hệ thương mại hai nước, theo ông Roy, giám đốc Viện Kissinger.

Ngoài ra, một yếu tố khiến Trung Quốc và Nga "lấn cấn" khi tới gần nhau là vấn đề lịch sử khi nhiều người không thể quên xung đột biên giới Trung Quốc – Liên Xô năm 1969.

"Người Trung Quốc vẫn lo ngại về Nga và ngược lại", Sun, thành viên Viện Brookings, nói.

Đối với quan hệ Washington và Bắc Kinh, ông Roy cảnh báo các chính trị gia Mỹ mới chính là bên đẩy Trung Quốc và Nga vào liên minh chống Mỹ. Dù không nhắc trực tiếp tới hai ứng viên tổng thống đang chạy đua vào Nhà Trắng, ông cho rằng trong kỳ bầu cử năm nay, họ đã dùng ngôn từ mạnh về chủ đề thương mại với Trung Quốc.

Fiona Hill, Giám đốc Trung tâm về các vấn đề Mỹ và châu Âu thuộc Viện Brookings, nhận định dù ai là lãnh đạo Mỹ tiếp theo, cuộc bầu cử sắp tới sẽ cho phép Nga, Trung Quốc và Mỹ có một khởi đầu mới, ngay cả khi các bên cần biện pháp "ngoại giao thực sự khéo léo" để biến điều này thành hiện thực.

Quan hệ giữa ba "ông lớn" thời gian qua có nhiều biến động, nhưng theo nhận định của Nikolay Murashkin, nhà quan sát về các mối quan hệ quốc tế, việc cụm từ "Chiến tranh Lạnh" được dùng nhiều trong thời gian gần đây như một phép ẩn dụ thực chất là để diễn tả cảm giác bất ổn toàn cầu.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.