Một 'cuộc chơi' kín tiếng của bà chủ Nước mặt Sông Đuống

Không ồn ã như lĩnh vực nước sạch, Aqua One âm thầm tiến vào mảng dược phẩm với hai thương vụ M&A kín đáo ở phía Nam.
Một 'cuộc chơi' kín tiếng của bà chủ Nước mặt Sông Đuống - Ảnh 1.

Sau khi chuyển nhượng Bảo hiểm AAA, vợ chồng doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên - Lê Toàn bung mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực: Bảo hiểm, cảng biển, BOT đường bộ, nước sạch và cả dược phẩm.

Tham vọng mới

Năm 2015, Aqua One bắt đầu tham gia vào thị trường nước sạch với dự án Nước mặt Sông Hậu và đầu tư chiến lược vào Công ty Cấp thoát nước Phú Yên, như đã đề cập ở bài viết trước.

Song song với đó, dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy sự hiện diện của nhóm Aqua One tại một doanh nghiệp lớn trong ngành dược, là CTCP Dược Trung ương Mediplantex. Cụ thể, CTCP Nước Aqua One sở hữu 450.000 cổ phiếu, tương đương 7% vốn Mediplantex. Tuy nhiên đây nhiều khả năng không phải là khoản đầu tư dài hạn của Aqua One, bởi là cổ đông lớn song tập đoàn này không có đại diện trong HĐQT Mediplantex.

Dù vậy, thương vụ này lại mang đến những "sợi dây" liên hệ khá thú vị.

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của Mediplantex đã bầu ra HĐQT nhiệm kì mới, với Chủ tịch HĐQT là ông Trần Hoàng Dũng. Ông Dũng sinh năm 1960, là doanh nhân dày dạn trong lĩnh vực y - dược. Ông tham gia vào HĐQT Mediplantex từ năm 2008, tuy nhiên phải từ năm 2015, ảnh hưởng của doanh nhân họ Trần mới tăng lên rõ rệt. Không chỉ được bầu làm Chủ tịch HĐQT, gia đình ông Trần Hoàng Dũng sau nhiều đợt mua gom đã trở thành nhóm cổ đông lớn nhất tại Mediplantex với tỷ lệ sở hữu lên tới 46,92%.

Đó là ở Hà Nội, còn tại "đầu cầu" TP HCM, ở một diễn biến tương đồng, Công ty Dược phẩm và Sinh học Y tế (Mebiphar) tiến hành cổ phần hoá. Cổ đông chiến lược được mua 33,27%, bán đấu giá lần đầu (IPO) 33,27%.

Theo phương án cổ phần hoá được phê duyệt, cổ đông chiến lược của Mebiphar phải đủ năng lực tài chính, cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong tối thiểu 5 năm. Cái tên được lựa chọn cuối cùng là Công ty TNHH MTV Dược phẩm An Hy - doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ chồng ông Trần Hoàng Dũng. 

Trong thương vụ này, An Hy được "chấm", dù có vốn điều lệ chỉ 20 tỉ đồng, thấp hơn khá nhiều số tiền bỏ ra để mua cổ phần Mebiphar (hơn 100 tỉ đồng). Chi tiết này, cùng loạt diễn biến sau đó dẫn tới nhận định An Hy của ông Trần Hoàng Dũng chỉ là bên "lấy hộ" Mebiphar cho một nhà đầu tư khác.

Tất nhiên, đó chỉ là một giả thiết.

Một 'cuộc chơi' kín tiếng của bà chủ Nước mặt Sông Đuống - Ảnh 2.

Trụ sở của Mebiphar tại 31 Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP HCM. Đây cũng là văn phòng giao dịch của TV.Pharm. Ngoài lĩnh vực dược, Mebiphar và TV.Pharm còn sở hữu nhiều khu đất có giá trị. (Ảnh: HUY NGỌC).

Dược Aikya và Aqua One

Nhà đầu tư đã chi 103 tỉ đồng để mua trọn 33,27% cổ phần Mebiphar trong phiên đấu giá ngày 8/10/2015 là CTCP Aikya.

Tới cuối năm 2017, 3 pháp nhân nắm tới 98,2% vốn Mebiphar là Công ty TNHH MTV Dược phẩm An Hy (33,27%), CTCP Aikya (33,27%) và Nhà nước thông qua Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn có 31,28%.

Tới cuối năm 2018, hai nhà đầu tư tư nhân biến mất, thay vào đó là CTCP Dược Aikya với tỉ lệ chi phối 67,45%, vượt xa phần vốn nhà nước. 

CTCP Dược Aikya đơn giản chỉ là sự hợp nhất giữa CTCP Aikya và Dược phẩm An Hy. Tuy nhiên đáng chú ý là dù phải tới năm 2018 mới hợp nhất, song thương vụ dường như đã được hai bên chuẩn bị từ khá lâu, khi CTCP Dược Aikya được thành lập từ giữa năm 2016, tức là chỉ chừng nửa năm sau đợt cổ phần hoá Mebiphar.

Dược Aikya có vốn điều lệ 500 tỉ đồng, do Dược phẩm An Hy chiếm 49%, CTCP Aikya nắm quá bán 50,998% trong khi thể nhân Giang Thị Minh Hằng với 0,002% có chăng chỉ đứng tên đảm bảo cơ cấu công ty cổ phần.

Về phần mình, CTCP Aikya được thành lập tháng 4/2016, thuộc sở hữu của Công ty TNHH MTV Một Trăm và Công ty TNHH MTV Oneinvest - những thành viên "lõi" trong hệ sinh thái Aqua One của vợ chồng bà Đỗ Thị Kim Liên.

Sau thương vụ M&A thành công với Mebiphar, CTCP Aikya, mà thực chất là Aqua One tiếp tục chi đậm mua cổ phần CTCP Dược phẩm TV.Pharm từ SCIC, trong phiên đấu giá ngày 28/10/2016. 

Khi đó Aikya đã bỏ 219,5 tỉ đồng mua trọn lô 4,38 triệu cổ phần TV.Pharm (đơn giá 50.100 đồng/CP), cùng với mua lại từ một số cổ đông khác để tới cuối năm 2016 sở hữu 60,5% vốn điều lệ TV.Pharm - một doanh nghiệp dược có hiệu quả kinh doanh khá cao, với doanh thu trong năm 2018 đạt 357 tỉ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) 2.714 đồng.

Giữa năm 2018, CTCP Aikya chuyển toàn bộ cổ phần TV.Pharm cho công ty con - CTCP Dược Aikya. Tháng 6/2019, Dược Aikya đã mua thoả thuận từ các cổ đông khác và nâng tỉ lệ sở hữu trong TV.Pharm từ 60,5% lên 82,21%. 

Với nghiệp vụ "sang tên" này, sẽ không bất ngờ nếu Dược Aikya chính là "mắt xích" phụ trách mảng dược phẩm của Aqua One.

Dù có vốn điều lệ đăng kí khá lớn, với CTCP Dược Aikya là 500 tỉ đồng, CTCP Aikya là 1.000 tỉ đồng, song trong cả hai thương vụ M&A với Mebiphar và TV.Pharm đều dụng tới nguồn vốn rất lớn của đối tác quen mặt Indovina Bank chi nhánh Thiên Long. 

Theo tính toán của Nhadautu.vn, từ cuối năm 2017 tới cuối năm 2018, cặp đôi thành viên của Aqua One Group đã kí nhiều hợp đồng tín dụng với Indovina Bank Thiên Long, liên quan đến hai thương vụ dược phẩm và thế chấp lượng tài sản có giá trị hơn 1.400 tỉ đồng.

Số tiền tương đương 40% vốn điều lệ Indovina Bank phần nào phác hoạ mối quan hệ khăng khít giữa nhà băng này với Aqua One Group của bà Đỗ Thị Kim Liên. 

Lưu ý là, Vietinbank - pháp nhân sở hữu 50% vốn trong Indovina Bank là đối tác tín dụng gần như duy nhất của Aqua One tại ba nhà máy nước rất lớn là Sông Hậu,  Sông Đuống và tới đây là Xuân Mai Hoà Bình. Trong đó, chỉ riêng tại Nhà máy nước Sông Đuống, Vietinbank đã tài trợ tới 4.000 tỉ đồng, tương đương 80% tổng mức đầu tư dự án.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.