Gần 80% giá trị trái phiếu bất động sản năm 2020 thuộc các doanh nghiệp chưa niêm yết

Theo thống kê của FiinGroup, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020 cao kỷ lục, đạt 429.500 tỷ đồng. Riêng giá trị trái phiếu phát hành mới của các doanh nghiệp niêm yết đạt 173.000 tỷ đồng, gấp 6,65 lần so với con số 26.000 tỷ đồng mà các doanh nghiệp huy động được từ phát hành cổ phiếu.

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lập kỷ lục năm 2020

Theo báo cáo mới công bố từ FiinGroup, thống kê năm 2020 cho thấy giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt kỷ lục ở mức 429.500 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2019. 

Mức phát hành này tương đương 4,7% dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến kênh phát hành trái phiếu để kéo dài kỳ hạn vốn nhằm phát triển và ứng phó với những tác động của dịch bệnh đến dòng tiền kinh doanh.

FiinGroup đánh giá nguồn vốn huy động của doanh nghiệp qua kênh TPDN đã đóng góp lớn cho việc khai thông nguồn vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, khi mà kênh tín dụng ngân hàng chỉ tăng trưởng ở mXuaức 12,1% trong năm 2020.

Năm kỷ lục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhóm BĐS vượt ngân hàng về giá trị phát hành - Ảnh 1.

Nguồn: FiinGroup.

Về cơ cấu nhà phát hành trong năm 2020, các đơn vị phát triển bất động sản đã vượt ngân hành, trở thành những nhà phát hành trái phiếu lớn nhất với giá trị đạt 162.000 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2019. 

Các nhà phát hành nổi bật nhất là Tập đoàn Sovico, TNR, Vinhomes và Novaland (chiếm 11% tổng giá trị phát hành trong 2020). 

Ở các nhóm ngành còn lại, bên cạnh nhóm ngân hàng và các tổ chức tài chính, lĩnh vực năng lượng cũng đang thu hút được sự chú ý với các chính sách khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo của Chính phủ. Giá trị phát hành của lĩnh vực này đạt đạt 33.800 tỷ đồng, tăng 193% so với năm 2019.

Năm kỷ lục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhóm BĐS vượt ngân hàng về giá trị phát hành - Ảnh 2.

Nguồn: FiinGroup.

Kênh TPDN ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân

Theo FiinGroup thống kê, sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường TPDN tăng lên đáng kể trong năm 2020, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp. Tính đến cuối tháng 7 năm 2020, các nhà đầu tư cá nhân chiếm 13% giá trị trên thị trường sơ cấp, tăng tỷ trọng gần gấp đôi so với năm 2019.

Đáng chú ý, số liệu này mới chỉ là kê khai trên thị trường sơ cấp, do đó, mức độ tham gia của nhà đầu tư cá nhân có thể cao hơn nhiều do các TPDN được phát hành theo các đợt riêng lẻ trước khi phân phối lại trên thị trường thứ cấp bởi các ngân hàng và công ty chứng khoán. 

Năm kỷ lục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhóm BĐS vượt ngân hàng về giá trị phát hành - Ảnh 3.

Nguồn: FiinGroup.

FiinGroup cho rằng với mặt bằng lãi suất tiền gửi duy trì ở mức thấp, các nhà đầu tư cá nhân vẫn sẽ tham gia tích cực trên thị trường TPDN. Tuy nhiên, các thay đổi về khung pháp lý sẽ hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào các trái phiếu phát hành riêng lẻ, thay vào đó họ sẽ tích cực hơn ở các trái phiếu phát hành ra công chúng.

Giá trị huy động qua kênh trái phiếu của doanh nghiệp niêm yết vượt xa giá trị huy động từ thị trường cổ phiếu

Một điểm đáng chú ý khác, trong năm 2020, giá trị trái phiếu phát hành mới của các doanh nghiệp niêm yết vẫn tăng trưởng gần 27% và đạt 173.000 tỷ đồng, gấp 6,65 lần so với con số 26.000 tỷ đồng mà các doanh nghiệp huy động được từ phát hành cổ phiếu.

Theo FiinGroup, nguyên nhân thứ nhất là thị trường cổ phiếu có nhiều biến động trong bối cảnh dịch bệnh còn nhiều tác động và chưa hoàn toàn được kiểm soát. Giá trị huy động từ thị trường cổ phiếu, bao gồm các thương vụ IPO và phát hành cổ phần suy giảm tới 79% so với năm 2019.

Nguyên nhân khác là chủ trương việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn vừa qua và quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc kiểm soát hạn mức tín dụng cho ngành bất động sản. 

FiinGroup cho rằng xu hướng huy động vốn qua TPDN vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2021 khi thị trường bất động sản chưa thực sự phục hồi như giai đoạn 2017 - 2019. Doanh nghiệp cần thêm vốn để tái khởi động hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc cơ cấu tài chính nhưng các tiêu chuẩn cho vay bị thắt chặt hơn.

Năm kỷ lục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhóm BĐS vượt ngân hàng về giá trị phát hành - Ảnh 4.

Nguồn: FiinGroup.

Năng lực tài chính nhiều đơn vị phát hành trong nhóm bất động sản suy yếu

Dựa trên phân tích số liệu tài chính của 17 nhà phát hành đang niêm yết trong năm 2020, FiinGroup cho rằng sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp nhìn chung vẫn duy trì tương đối an toàn. 

Tuy nhiên, có sự phân hóa rõ rệt trong năm 2020 giữa các đơn vị đầu ngành và các đơn vị còn lại. Khi loại bỏ nhà phát hành lớn nhất là Vinhomes, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp còn lại trong ngành đã bị suy yếu rõ rệt. 

Hệ số chi trả lãi vay năm 2020 giảm về mức 0,7 lần, tức là lợi nhuận tạo ra không đủ trang trải lãi vay. Mặt khác, hệ số nợ vay ròng/EBITDA năm 2020 tăng lên tới 17,3 lần - mức cao nếu so với kỳ hạn bình quân 3,8 năm của các trái phiếu BĐS.

Do vậy, khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc lớn vào sự hồi phục của ngành bất động sản nhà ở. Trong khi đó, CBRE nhận định số lượng căn hộ giao dịch tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM kỳ vọng sẽ chỉ tăng trưởng nhẹ khoảng 10 - 15% trong năm 2021.

Ngoài ra, FiinGroup còn cho rằng có sự phân hóa đáng kể về sức khỏe tài chính của các nhà phát hành là doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết. 

Cụ thể, trong năm 2020, gần 80% giá trị TPDN bất động sản phát hành thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết, với các hệ số tài chính đang ở mức yếu hơn đáng kể so với các doanh nghiệp niêm yết. 

chọn
D2D lội ngược dòng trong quý IV nhờ dự án Lộc An, vượt 98% mục tiêu lãi 2024
9 tháng đầu năm 2024, D2D lỗ sau thuế gần 3 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quý IV, nhờ phát sinh doanh thu tại khu dân cư Lộc An và KCN Châu Đức, D2D lãi 91 tỷ đồng và vượt 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm.