Mưa lịch sử ‘nhấn chìm’ Đà Nẵng: Chuyên gia khí tượng lí giải gì?

Ông Phạm Minh Chiến, Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ đã có những lí giải cụ thể về trận mưa lịch sử, gây ngập cục bộ tại nhiều nơi ở TP Đà Nẵng trong 2 ngày từ 8 - 9/12.
 

Từ ngày 8 – 9/12, Đà Nẵng đã đón trận mưa lịch sử với lượng mưa trong vòng 24 giờ đo được gần 800 mm. Mưa lớn gây ra tình trạng ngập úng tại nhiều nơi.

Đường sắt Bắc – Nam đi qua Đà Nẵng tê liệt. Nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng. Các tuyến đường vào sân bay Đà Nẵng như: Nguyễn Văn Linh, Duy Tân, Nguyễn Hữu Thọ… bị ngập úng nặng.

Các hoạt động đón trả khách của taxi, xe dịch vụ tạm dừng. Nhiều hành khách tới Đà Nẵng bị kẹt lại và phải ngồi chờ tại sân bay.

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Phạm Minh Chiến, Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ để có được những giải đáp về trận mưa lịch sử, gây ngập úng nặng tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

mua lich su nhan chim da nang chuyen gia khi tuong li giai gi
Nhiều người dân Đà Nẵng dùng xuồng để di chuyển sau trận mưa lớn trong 2 ngày 8 và 9/12.

- Ông có những đánh giá như thế nào về trận mưa lớn vừa qua tại TP Đà Nẵng?

Trong 24 giờ, kể từ đêm 8 đến hết 9/12, lượng mưa thực tế đo được tại TP Đà Nẵng đạt gần 800 mm. Đây là trận mưa kỉ lục với cường độ rất lớn, lượng mưa lớn, vượt qua trận mưa lịch sử trước đó vào 11/1999 với 593mm trong 24 giờ.

Hiện nay, tuy cường độ mưa tại Đà Nẵng đã giảm hơn so với những ngày trước, tuy nhiên mưa vẫn còn tiếp tục kéo dài trong 3 - 4 ngày tới.

- Theo ông, những tác động nào khiến Đà Nẵng hứng chịu trận mưa với lượng mưa kỉ lục như vậy?

Vừa qua, Đà Nẵng đón trận mưa lớn chưa từng thấy là hệ quả của hệ thống gây mưa lớn hoạt động. Trong đó, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng mạnh cuả không khí lạnh kết hợp với gió Đông thấp, gây ra mưa to.

Tại một số điểm cục bộ, ngoài nguyên nhân này, thì còn chịu tác động của yếu tố địa hình. Do đó, mưa rất to và kéo dài trong nhiều giờ, hệ thống thoát nước không đáp ứng đủ dẫn đến tình trạng ngập úng ở nhiều nơi.

- Đà Nẵng là địa phương tiếp giáp với biển nhưng vẫn xảy ra tình trạng ngập sâu ở nhiều nơi khi có mưa lớn. Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?

Mặc dù Đà Nẵng gần sát biển tuy nhiên tình trạng ngập úng do mưa lớn lại tập trung chủ yếu trong khu vực đô thị. Trong khi đó, việc thoát nước, chống ngập trong nội thành lại chỉ dựa vào hệ thống cống rãnh.

Điều này dẫn đến việc, khi cường độ mưa quá lớn, kéo dài trong nhiều giờ sẽ khiến lượng nước tập trung tại các khu vực quá lớn, vượt quá khả năng thoát nước của hệ thống cống. Tại một số điểm có địa hình trũng thấp sẽ ngập úng.

Đối với khu vực ven biển, ngoài hệ thống cống rãnh, nước mưa có thể thoát theo hướng trên bề mặt, do đó lượng mưa cũng sẽ rút nhanh hơn khu vực trong thành phố.

mua lich su nhan chim da nang chuyen gia khi tuong li giai gi
Đường bị sạt lở do mưa lớn ở Đà Nẵng.

- Lượng mưa lớn này có nằm ngoài dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ không, thưa ông?

Trước khi đón trận mưa lịch sử này, Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ đã phát đi những thông báo, cảnh báo về việc hoạt động của không khí lạnh kết hợp với gió Đông có thể gây mưa to đến rất to tại khu vực miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên diễn biến thời tiết mưa cũng rất phức tạp. Việc xác định cụ thể về tính chất, cường độ mưa trong thời gian ngắn một cách cụ thể, chi tiết để có những định hướng chính xác hoàn toàn thì rất khó khăn. Đặc biệt tại một số điểm cục bộ thì càng khó.

- Trận mưa lịch sử năm nay có gì khác biệt so với trận mưa trước đó vào năm 1999 về nguyên nhân hay diễn tiến thời tiết, thưa ông?

Tháng 11/1999, hệ thống gây mưa lớn tại khu vực miền Trung lớn hơn năm nay. Nguyên nhân là chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.

Do đó, lượng mưa cũng lớn và diễn ra trên diện rộng, ở hầu khắp các tỉnh Trung Bộ, phân bố đều ở cả miền núi và đồng bằng. Lượng mưa cũng đều hơn về mặt thời gian.

Trong khi đó, năm nay, lượng mưa tập trung ở vùng đồng bằng là chính, miền núi có mưa nhưng không nhiều. Trong khu vực đồng bằng, lượng mưa cũng không phân bổ nhiều mà tập trung cục bộ một số nơi, chủ yếu là đô thị. Cường độ của trận mưa năm 2018 cũng lớn hơn so với năm 1999.

- Vừa qua, TP HCM cũng đón trận mưa lịch sử trong vòng 40 năm với nhiều điểm ngập úng và 3 ngày sau người dân vẫn phải lội nước vào nhà. Theo ông, liệu TP Đà Nẵng có nên tính đến phương án chống ngập như TP HCM bằng việc trang bị những máy bơm siêu khủng?

Hiện nay, thành phố đã có những phương án để cải tạo hệ thống cống thoát nước để góp phần chống ngập úng.

Ngoài việc thoát nước tự nhiên thông qua các hệ thống cống rãnh, theo tôi để có thể đảm bảo nên có những trạm bơm để hỗ trợ khả năng thoát nước, ngập úng trong đô thị.

Trạm bơm này có thể đáp ứng được khả năng thoát nước khi bất ngờ có mưa với cường độ và lượng nước lớn.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất sau trận mưa lịch sử vừa rồi, còn để đảm bảo được thì cần phải có những tính toán cụ thể, chi tiết về tình hình mưa cũng như đánh giá khả năng thoát nước tự nhiên hiện tại của hệ thống cống rãnh.

Tính đến khả năng cải tạo, nâng cấp hệ thống cống và rà soát một cách tổng thể để có được phương án xử lý phù hợp.

Cảm ơn ông với những thông tin chia sẻ này!

mua lich su nhan chim da nang chuyen gia khi tuong li giai gi Đường sắt, hàng không 'ùn tắc' ở Đà Nẵng vì mưa lớn

Mưa lớn diễn ra liên tục khiến đường sắt, hàng không gặp khó khăn trên địa bàn Đà Nẵng.

mua lich su nhan chim da nang chuyen gia khi tuong li giai gi Khách bị kẹt tại sân bay Đà Nẵng do đường ngập

Tối 9/12, hành khách tại sân bay quốc tế Đà Nẵng không thể di chuyển được do các tuyến đường gần đó ngập nước.

mua lich su nhan chim da nang chuyen gia khi tuong li giai gi Muôn cảnh chạy lũ ở Quảng Nam sau mưa lớn bất thường

Mưa lớn bất thường khiến nhiều nơi tại Quảng Nam ngập lụt nghiêm trọng, người dân phải thức trắng đêm chạy lũ.

mua lich su nhan chim da nang chuyen gia khi tuong li giai gi Clip người dân Đà Nẵng bơi lội giữa đường sau mưa lớn

Ngày 9/12, trên mạng xã hội xuất hiện video clip ghi lại cảnh người dân Đà Nẵng bơi lội trên phố sau mưa lớn khiến ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.