Mỹ đang nỗ lực đưa các doanh nghiệp công nghệ ra khỏi Trung Quốc?

Đưa các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, giảm bớt quan hệ với khách hàng Trung Quốc, sát cánh với Mỹ hoặc đối mặt với tình huống xấu nhất khi trở thành mục tiêu tiếp theo của Washington. Đó là thông điệp chính phủ Mỹ đang nỗ lực truyền bá tới các doanh nghiệp công nghệ.

“Vì sao các ngài không chuyển bớt hệ thống sản xuất của tập đoàn ra ngoài Trung Quốc?”, “Vì sao các ngài không đẩy nhanh tiến độ?”

Khác với những chuyến thăm xã giao trước đây, loạt câu hỏi đi thẳng vào vấn đề như trên được đặt ra trong cuộc gặp giữa ban lãnh đạo một tập đoàn công nghệ lớn (đối tác chính của Apple từ Hiệp hội Mỹ trên đảo Đài Loan, Trung Quốc) và Đại sứ quán Mỹ diễn ra tại Đài Bắc.

Những người tham gia cuộc gặp mô tả nó là nghiêm trọng và đáng lo ngại, đồng thời thể hiện sự khó chịu.

“Họ hỏi nhiều câu mà chúng tôi chưa chắc có khả năng trả lời, liên quan đến chiến lược chưa được báo cáo của cả công ty và khách hàng”, một người tiết lộ.

Thông điệp vào buổi sáng hôm đấy rất rõ ràng, chính phủ Mỹ đang trực tiếp kêu gọi doanh nghiệp cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc, theo Nikkei Asian Review.

Một số nguồn tin tiết lộ với Nikkei Asian Review rằng giới chức Mỹ cũng đã gặp một số nhà sản xuất chip hàng đầu của Đài Loan, đối tác cung cấp thiết bị cho tập đoàn Huawei Technologies. 

Nỗ lực đẩy doanh nghiệp công nghệ ra khỏi Trung Quốc của chính phủ Mỹ - Ảnh 1.

Giới doanh nghiệp Đài Loan đang là đối tác quan trọng với những tập đoàn lớn như Apple, Microsoft, Google, Amazon, Qualcomm, nhưng họ cũng hợp tác với Huawei, Xiaomi hay Alibaba. (Ảnh: CNBC)

Trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ vẫn còn đang leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, những cuộc gặp như thế đang thể hiện tham vọng lôi kéo sự ủng hộ từ những doanh nghiệp hàng đầu về phía Mỹ.

"Họ gặp chúng tôi để đảm bảo rằng chúng tôi hiểu các qui tắc kiểm soát xuất khẩu và lập trường của chính phủ Mỹ với Huawei. Mặc dù vậy, chúng tôi tin rằng đây là một lời cảnh báo", nguồn tin trong ngành chip bình luận.

Giới lãnh đạo ngành công nghiệp điện tử của Đài Loan cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến tranh công nghệ giành vị trí tối cao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bước lên một tầm cao mới. 

Đối đầu công nghệ Trung - Mỹ bắt đầu vào năm 2016 với lệnh trừng phạt công ty thiết bị viễn thông ZTE và ngày càng nghiêm trọng hơn khi Washington gia tăng sức ép lên nhiều doanh nghiệp Trung Quốc do lo ngại an ninh quốc gia.

Chỉ trong một năm, Nhà Trắng đã 3 lần sửa đổi các quy tắc kiểm soát xuất khẩu trừng phạt Huawei. Chính phủ Mỹ còn liên tục bổ sung các công ty Trung Quốc mới vào danh sách đen. 70 công ty, tổ chức liên quan đến Trung Quốc đã lọt vào danh sách.

“Washington đã biến công nghệ bán dẫn trở thành vũ khí, kìm hãm giấc mộng vươn lên của Trung Quốc”, Alex Capri, nhà nghiên cứu tại Quỹ Hinrich có trụ sở tại Singapore, phát biểu.

Đưa các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, giảm bớt quan hệ với khách hàng Trung Quốc, sát cánh với Mỹ hoặc đối mặt với tình huống xấu nhất khi trở thành mục tiêu tiếp theo của Washington. Đó là thông điệp chính phủ Mỹ đang nỗ lực truyền bá.

Vì Trung Quốc có một hệ sinh thái cung ứng quá đầy đủ, chẳng doanh nghiệp đa quốc gia nào muốn rời nơi đây. Nhưng rồi, lần lượt các tập đoàn lớn như Apple, Google rời Trung Quốc để sang Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia suốt 36 tháng qua.

Không ai biết chuỗi cung ứng thay thế có thể phù hợp và hiệu quả bằng chuỗi cung ứng có năng lực sản xuất hơn 200 triệu điện thoại iPhone mỗi năm ở Trung Quốc không.

Nhiều công ty công nghệ nổi tiếng tại Đài Loan như TSMC, Foxconn đang mắc kẹt giữa cuộc chiến, buộc phải chọn bên ngay cả khi họ không muốn. 

Hiện nay, giới doanh nghiệp Đài Loan đang là đối tác quan trọng với những tập đoàn lớn như Apple, Microsoft, Google, Amazon, Qualcomm, nhưng họ cũng hợp tác với Huawei, Xiaomi hay Alibaba.

“Đây là thời kỳ rất khó hiểu. Ngành công nghệ trong nhiều thập kỉ qua chưa bao giờ phải chú ý đến các vấn đề chính trị quốc tế nhiều như bây giờ”, Tung Tzu-hsien, Chủ tịch Pegatron, bình luận.

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.