Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong khu vực chuyển sang thương mại điện tử nhiều hơn và đó cũng là điểm mà dịch vụ Google Shopping ra mắt trong việc hỗ trợ nhà bán lẻ nhiều hơn.
"Chúng tôi đã thực hiện việc này ở Ấn Độ và Indonesia từ năm 2019 và hiện đang mở rộng hỗ trợ tương tự trên toàn khu vực rộng lớn hơn cho các nhà bán lẻ ở châu Á Thái Bình Dương khi miễn phí niêm yết sản phẩm của họ trên Google Mua sắm (Google Shopping)", đại diện Google chia sẻ.
Đối với các nhà bán lẻ, thay đổi này đồng nghĩa miễn phí giới thiệu hàng hóa đến nhiều triệu người truy cập Google mỗi ngày cho nhu cầu mua sắm của họ, bất kể việc nhà bán lẻ đó có quảng cáo trên Google hay không.
Đối với người mua sắm, điều đó có nghĩa là có nhiều sản phẩm hơn từ nhiều cửa hàng hơn, có thể khám phá được thông qua thẻ (Tab) Google Mua sắm.
Đối với các nhà quảng cáo, các chiến dịch có phí giờ đây có thể được tăng cường với các danh sách miễn phí.
Được biết, hình thức mua hàng trực tuyến đã phát triển nhiều hơn tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung trong mùa dịch Covid-19. Mô hình bán lẻ tiếp cận nhờ Google cũng mang đến nhiều hoạt động mới mẻ cho doanh nghiệp tại nhiều tỉnh thành lớn.
Điển hình như mô hình văn phòng ảo hiện đang triển khai khá mạnh tại TP HCM, Hà Nội... đến cả Vĩnh Long, Cần Thơ khi giúp doanh nghiệp có được giá rẻ để tiết kiệm hơn trong mùa dịch.
Bên cạnh đó, theo phân tích của Google, 53% người mua sắm trực tuyến ở châu Á Thái Bình Dương nói rằng họ sẽ chọn mua hàng trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch.
Trong khi gần 40% những người không mua sắm trực tuyến trước đó nói rằng họ có ý định tiếp tục mua hàng trực tuyến. Và cứ ba người thì có một đã mua hàng từ một thương hiệu mà họ không mua sắm trước đó.
Ngoài Google Mua Sắm, người dùng hiện cũng đã tận dụng được nhiều phương tiện như Facebook, Zalo... để đẩy mạnh mô hình bán hàng trực tiếp, được cho là một thế mạnh trong việc tiếp cận trực tiếp sản phẩm, dịch vụ đến người dùng để tăng trải nghiệm mua sắm chất lượng giá tốt trong mùa dịch Covid-19.