Mỹ để ngỏ khả năng trừng phạt các công ty châu Âu làm ăn với Iran

Ngày 13/5, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton cho biết các doanh nghiệp châu Âu giao dịch với Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran có thể hứng chịu các biện pháp trừng phạt của Washington.
my de ngo kha nang trung phat cac cong ty chau au lam an voi iran
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trả lời chương trình "State of the Union" của hãng tin CNN, ông Bolton khẳng định các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp châu Âu làm ăn với Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân là "có thể" và điều này "tùy thuộc vào cách hành xử của các chính phủ khác".

Cùng ngày Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ muốn làm việc cùng với các nước đối tác châu Âu xây dựng một thỏa thuận mới về vấn đề Iran, đồng thời hy vọng một thỏa thuận sẽ được hình thành trong "những ngày và những tuần tới đây".

Trả lời phỏng vấn kênh Fox News, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định ông sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước châu Âu để cùng soạn thảo và cho ra đời một thỏa thuận mới mà Mỹ cho là thực sự hiệu quả, có thể bảo vệ thế giới trước cách ứng xử của Iran.

Theo ông, thỏa thuận này không chỉ tập trung vào chương trình hạt nhân của Tehran, mà còn bao gồm cả chương trình phát triển tên lửa của quốc gia Trung Đông.

Theo thỏa thuận hạt nhân Iran mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), mà Tehran ký năm 2015 với nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ, cùng với Đức), Iran hạn chế chương trình hạt nhân của nước này để đổi lại việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Các bên phải mất hơn 12 năm đàm phán mới đạt được thỏa thuận này, do vậy, việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận ngày 8/5 và tuyên bố áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước và sự kháng cự mạng mẽ từ Tehran.

Iran cảnh báo sẽ khôi phục chương trình hạt nhân nếu các thỏa thuận trong JCPOA không được duy trì. Trong khi đó, các đồng minh châu Âu của Washington cũng lo ngại quyết định của Mỹ sẽ gây bất ổn nguồn cung dầu toàn cầu và gia tăng nguy cơ xung đột ở Trung Đông.

my de ngo kha nang trung phat cac cong ty chau au lam an voi iran Hàn Quốc bác bỏ thông tin về tàu chuyển dầu cho Triều Tiên

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã bác bỏ thông tin trên tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đăng tải nội dung, một tàu của Hàn ...

my de ngo kha nang trung phat cac cong ty chau au lam an voi iran Mỹ tuyên bố cho phép đầu tư vào Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân

Nếu Triều Tiên đồng ý từ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân, điều này sẽ dẫn tới việc "giảm nhẹ các biện ...

my de ngo kha nang trung phat cac cong ty chau au lam an voi iran Giảm cồng kềnh bộ máy là cách ngắn nhất để tăng lương

Theo Đề án cải cách chính sách tiền lương vừa được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7 (khoá XII), dự kiến ...

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.