Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc: Trung Quốc tưởng lợi hóa hại

Sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore hôm 12/6, Tổng thống Donald Trump gây bất ngờ với tuyên bố muốn rút mọi binh sĩ Mỹ khỏi Hàn Quốc - một diễn biến chưa chắc khiến Trung Quốc được lợi.

Thông báo trên khiến các đồng minh của Mỹ, nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản, không khỏi bối rối.

Sự rút lui của lực lượng quân sự Mỹ, nếu có, chắc chắn gióng lên hồi chuông báo động tại Tokyo. Dù sao thì thực tế chính trị vẫn quan trọng hơn những cam kết hoặc hiệp ước.

Nếu bị đe dọa, Nhật Bản nên làm gì? Điều nước này cần làm có lẽ là tự dựa vào sức mình, củng cố sức mạnh quân sự và phát triển chiếc ô hạt nhân "cây nhà lá vườn".

Chịu tổn thất nhiều nhất trong tình hình mới sẽ là Hàn Quốc. Một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân có thể dễ dàng đưa ra đòi hỏi với nước láng giềng không còn có sự bảo vệ của Mỹ.

Khi đó, Bình Nhưỡng có thể yêu cầu tái thống nhất theo điều kiện của họ hoặc sự hỗ trợ kinh tế hào phóng hơn từ Seoul.

my rut quan khoi han quoc trung quoc tuong loi hoa hai
Một cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có không ít nỗi lo trong trường hợp Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung tại Singapore gần đây không đủ tạo niềm tin rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ thật sự theo đuổi phi hạt nhân hóa như cam kết.

Có ý kiến cho rằng kết quả có lợi nhất với Trung Quốc là một khung thỏa thuận, theo đó trì hoãn việc từ bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian dài.

Điều này sẽ bảo đảm sự tồn tại của chính quyền ông Kim Jong-un và sự chia cắt của bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới.

Dù vậy, việc Bình Nhưỡng không dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân cũng đồng nghĩa một mối đe dọa hạt nhân vẫn tồn tại dai dẳng ngay cạnh Bắc Kinh.

Chưa hết, việc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc có thể dẫn đến kịch bản là Nhật Bản sẽ trỗi dậy như một cường quốc hạt nhân.

Nhờ trình độ công nghệ cao, Tokyo có thể chế tạo những vũ khí có thể còn mạnh mẽ hơn cả Triều Tiên trong thời gian ngắn và đây là kịch bản khiến Bắc Kinh không khỏi "mất ăn, mất ngủ".

Bắc Kinh có thể lo lắng về cái gọi là âm mưu bá quyền của Washington ở khu vực nhưng điều này không có nghĩa Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ sự rút quân hoàn toàn của Mỹ khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản.

Thực tế là chính sự hiện diện quân sự của Mỹ khiến Nhật Bản cho đến giờ vẫn tuân thủ điều 9 của Hiến pháp (điều luật quyết định tính chất hòa bình của hiến pháp này) và không theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Một loạt bước đi sai lầm theo sau hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, nếu có, đe doa đẩy Đông Bắc Á vào tình thế bất ổn và nguy hiểm. Điều này chắc chắn không có lợi cho Trung Quốc, châu Á và cả hòa bình thế giới.

my rut quan khoi han quoc trung quoc tuong loi hoa hai Triều Tiên 'nổi đóa' với Mỹ - Hàn trước thềm thượng đỉnh

Triều Tiên ngày 3/6 đã lên án quân đội Hàn Quốc vì tham gia hai cuộc tập trận với Mỹ, đi ngược lại với tinh ...

my rut quan khoi han quoc trung quoc tuong loi hoa hai Triều Tiên bất ngờ doạ huỷ cuộc gặp Trump - Kim Jong Un

Chính quyền Triều Tiên ngày 16/5 tuyên bố không dự họp cấp cao với quan chức Hàn Quốc, đồng thời ám chỉ có thể huỷ ...

my rut quan khoi han quoc trung quoc tuong loi hoa hai Triều Tiên sẽ không "ngồi yên" nếu Mỹ - Hàn tập trận sau Olympic

Triều Tiên đưa ra lời đe dọa nếu Mỹ tiếp tục tiến hành cuộc tập trận đã hoãn với Hàn Quốc sau Thế vận hội ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.