Năm 2020, Việt Nam ở đâu trong danh sách những nước có tòa nhà cao chọc trời?

Việt Nam đứng thứ hạng 22 với 29 tòa nhà cao chọc trời trong năm 2019. Thế nhưng, năm 2020, Việt Nam vẫn tiếp tục bứt phá xếp vị trí trước nhiều quốc gia lớn đang phát triển mạnh về xây dựng.

Theo Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTBUH) đã thống kê danh sách những nước có tòa nhà chọc trời theo chiều cao. Theo danh sách thống kê năm 2020, trong 100 tòa nhà cao nhất thế giới thì có một tòa cao trên 800 m; hai tòa cao trên 600 m; 7 tòa cao từ từ 500 m trở lên; 22 tòa nhà cao trên 300 m trở lên.

Năm 2020, Việt Nam ở đâu trong danh sách những nước có tòa nhà cao chọc trời? - Ảnh 1.

Việt Nam đứng thứ 14 trong danh sách 100 tòa nhà cao nhất thế giới, theo dữ liệu của CTBUH. (Ảnh: chụp màn hình).

Các tòa nhà có chiều cao ở mức từ 400 m tới trên 800 m thuộc top các quốc gia: Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Việt Nam và Malaysia.

Năm 2020, Việt Nam ở đâu trong danh sách những nước có tòa nhà cao chọc trời? - Ảnh 2.

Top 20 tòa nhà cao nhất thế giới hoàn thiện năm 2020, theo dữ liệu của CTBUH. (Ảnh chụp màn hình).

Theo số liệu thống kê từ trang này, năm 2020, Việt Nam đứng 14 với tòa nhà Landmark 81, thuộc nhóm cao trên 400 m trong top 100 tòa nhà cao nhất thế giới. Landmark 81 có độ cao 461,3 m, gồm 81 tầng được xây dựng tại vị trí trung tâm của khu đô thị Vinhomes Central Park, ngay bên bờ sông Sài Gòn.

Năm 2018, tòa nhà Landmark 81 của Việt Nam xếp thứ 12 thế giới. Như vậy, sau hai năm, so với các thành phố lớn tại các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới thì toà nhà Landmark 81 của Việt Nam vẫn bảo toàn vị trí khi chỉ tụt có hai bậc.

Năm 2020, Việt Nam ở đâu trong danh sách những nước có tòa nhà cao chọc trời? - Ảnh 3.

Tòa nhà Vincom Landmark 81. (Nguồn: Vingroup)

Hiện tòa nhà cao nhất thế giới là Burj Khalifa tại Dubai với chiều cao 828m. Tòa nhà có kiến trúc bao gồm: Tổng diện tích sàn trong diện tích tháp 309,473 m² / 3,331,140 ft²; 163 tầng trên mặt đất, 1 tầng dưới lòng đất, 58 thang máy, tốc độ thang máy là 10 m/s; 900 căn hộ; 304 phòng khách sạn; 2.957 chỗ đỗ xe.

Trong Quý II năm 2020, có ba tòa nhà cao nhất thế giới là Burj Khalifa, Dubai (828 m); Tháp Thượng Hải, Thượng Hải (Trung Quốc (632 m); và Tháp đồng hồ Khách sạn hoàng gia Mecca ở Mecca, Ả Rập Xê Út (601 m).

Theo nhận định của CTBUH, châu Á có 80% trong số 20 tòa nhà cao nhất thế giới. Ở Nam và Đông Nam Á, 3 quốc gia là Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam sẽ trở thành một trong những trung tâm xây dựng nhà chọc trời ở khu vực. 

Năm 2010, Indonesia có 39 tòa nhà cao hơn 150 mét được hoàn thành. Từ năm 2012 đến năm 2020, 69 tòa nhà như vậy đã được xây dựng thêm và vào năm 2020, 21 tòa nhà khác đang được xây dựng. 

Ở Ấn Độ, năm 2010, có 13 tòa nhà cao hơn 150 mét đã được xây dựng. Từ năm 2012 đến năm 2020, 58 tòa nhà trong phạm vi đó đã được xây dựng và vào năm 2020, 17 tòa nhà khác đang được xây dựng. 

Ở Việt Nam, chỉ có một tòa nhà từ 150 mét trở lên được xây dựng vào năm 2010. Từ năm 2012 đến năm 2020, 28 tòa nhà như vậy đã được xây dựng và đến năm 2020, 5 tòa nhà nữa đang được xây dựng.

Cũng theo thống kê của CTBUH, Việt Nam hiện có 3 thành phố lớn có tòa nhà cao chọc trời là TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Trong đó TP HCM có một tòa trên 300 m; 3 tòa cao trên 200 m; 16 tòa cao từ 150 m trở lên. Hà Nội có một tòa trên 300 m; 4 tòa cao trên 100 m và 9 tòa cao từ 150 m trở lên. Đà Nẵng có 2 tòa cao từ 150 m trở lên.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.