Nên cấm hẳn tạm nhập - tái xuất thịt

Sau một thời gian dài giá lao dốc, ngày 19/4, Bộ NN-PTNT đã phải có văn bản xin ý kiến Thủ tướng để cứu giá thịt heo.

Giải cứu thịt heo

Trước tình hình giá heo hơi tại thị trường nội địa tiếp tục giảm sâu, xuống dưới mức 30.000 đồng/kg khiến các doanh nghiệp (DN) cùng các hộ chăn nuôi điêu đứng, có nguy cơ không thể tiếp tục tồn tại, Bộ NN-PTNT đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo ngân hàng và các tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ cho người chăn nuôi.

Ủng hộ khoanh nợ cho người nuôi heo, PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, Trường đại học Nông Lâm TP.HCM, cho rằng đây là giải pháp hợp lý và cấp thiết vì “DN, nông dân chăn nuôi heo đang khốn khổ quá rồi. Nếu nhà nước mà không đưa tay cấp cứu kịp thời thì e khó qua khỏi”.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Văn Ngãi cũng cho rằng, cần cảnh báo DN cùng các hộ chăn nuôi phải cố gắng vượt khó trả nợ vì khoanh nợ không có nghĩa là xóa nợ. Nhà nước giải cứu tạm thời chứ không thể đứng ra trả nợ thay cho người chăn nuôi được.

nen cam han tam nhap tai xuat thit
Giá thịt heo tụt dốc không phanh khiến người nuôi điêu đứng

Đối với yêu cầu các đơn vị có năng lực dự trữ, chế biến thịt như Vissan, Việt Đức, Saigon Co.op, Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn, các đơn vị quân đội... tăng cường mua giết mổ cấp đông thịt heo, thịt gia cầm trữ, TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng, đây là giải pháp tình thế, mang tính tạm thời, không giải quyết được vấn đề lớn. Thịt cấp đông chất lượng sẽ suy giảm, lại không phù hợp với nhu cầu của người Việt.

Do vậy, sau khi thị trường được cân bằng, thịt heo được rã đông mang đi bán chắc chắn giá sẽ rất thấp, các đơn vị dự trữ phải chấp nhận điều này.

“Muốn giải cứu thịt heo, các DN này cũng cần phải bỏ ra một khoản vốn nhất định. Không thể chỉ kêu gọi, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích DN dự trữ như cho vay vốn không lãi, ưu đãi lãi suất thấp để DN dự trữ không bị thiệt, như vậy họ mới làm” - ông đề xuất.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng kêu gọi các đơn vị dự trữ nên cùng với nhà nước chung tay giúp đỡ ngành chăn nuôi gia súc gia cầm vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long lại tỏ ra không mặn mà với giải pháp trên. Ông Long đặt vấn đề, nếu DN nào thua lỗ cũng đề nghị ngân hàng ra tay hỗ trợ thì liệu các nhà băng chịu đựng được hay không?

“Miễn giảm thuế phải có điều kiện, xem xét từng đối tượng phù hợp. Ngân hàng cũng là một DN, họ có khả năng gánh vác nổi không? Nợ xấu có tăng hay không? Nhà nước cần tính toán thật kỹ, tránh tình trạng thoát bên này lại lo cứu bên kia”, ông Long nói.

Một chuyên gia kinh tế cũng cho rằng ngành nuôi - trồng trong nước ngày càng phụ thuộc vào giải cứu và làm như vậy sẽ là thiếu công bằng với DN ở các lĩnh vực, ngành nghề khác. “Quý 1 có gần 24.000 DN ngưng hoạt động, tại sao họ không được giải cứu? Họ có quyền đặt câu hỏi như vậy chứ? Thay vì giải cứu, chúng ta nên bàn đến vấn đề nâng cao chất lượng cho người nuôi - trồng trong nước”, vị này nói.

Chặn thực phẩm bẩn

Liên quan đến kiến nghị xem xét, dừng các hoạt động tạm nhập tái xuất sản xuất sản phẩm thịt, phủ tạng từ bên ngoài qua VN để vào thị trường các nước trong khu vực, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Không phải dừng mà phải cấm hẳn. Bởi việc tạm nhập tái xuất sản phẩm thịt thực chất chỉ là trá hình. Cho tạm nhập tái xuất chỉ khiến “thực phẩm bẩn” có cơ hội lây lan trong thị trường nội địa mà còn khiến nguồn cung của trong nước tăng lên nhiều lần, vượt quá nhiều so với cầu. Do đó cần phải kiểm tra, cấm hẳn, quản lý thật chặt đối tượng này.

TS Nguyễn Minh Phong đề nghị: Bộ cần có hướng quy hoạch, thông tin đầy đủ tới người dân, điều chỉnh lượng cung phù hợp với cầu, dừng ngay các hoạt động tự phát đua nhau dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán giữa các DN trong nước. Đồng thời, đa dạng hóa thị trường, nâng cao công nghệ chế biến để tăng khả năng tiêu thụ thịt trong nước.

nen cam han tam nhap tai xuat thit Thịt heo bán giữa trời nắng, khói bụi: Rủi ro ‘rình rập’ người dân

Hiện mỗi năm có khoảng 3 triệu tấn thực phẩm đông lạnh vào thị trường nội địa theo cơ chế tạm nhập - tái xuất. Theo các chuyên gia và những người trong ngành, hình thức này đã tạo ra nhiều lỗ hổng, khó kiểm soát, và tạo cơ hội cho các DN trục lợi cũng như đầu độc chính người dân Việt...

Đặc biệt, thời gian qua, việc thịt gà, heo cùng các phụ phẩm giá cực rẻ được rao bán tràn lan trên mạng đã đặt ra các nghi vấn về thịt tạm nhập nhưng không tái xuất mà tìm cách tuồn ra thị trường.

Thậm chí, với mức giá quá rẻ, nhiều người còn đặt nghi vấn, khả năng hàng phế thải tồn tích từ khoảng 22 - 40 năm trước từ các nước châu Mỹ như Canada, Mỹ, Brazil, Argentina... là những nước vốn không tiêu thụ loại thực phẩm này lại được các DN tạm nhập - tái xuất. Vì vậy, nên cấm hẳn việc này để bảo vệ thị trường và người tiêu dùng nội địa.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, phải xác định khả năng xuất khẩu thịt heo của VN thấp. Hiện chúng ta chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc qua tiểu ngạch.

Nhưng đây lại là thị trường bấp bênh. Nếu không có thông tin, bám sát thị trường, dự đoán, phân tích cẩn trọng thì chuyện cung vượt cầu như hiện nay sẽ trở thành vấn nạn thường xuyên.

Còn VN không thể hy vọng xuất heo sang các nước phát triển vì không chỉ đòi hỏi chất lượng rất cao mà vốn dĩ họ cũng không có nhu cầu đối với mặt hàng này. Chính vì thế, khó khăn cần tháo gỡ là lượng thịt nhập quá nhiều. Trước mắt, nên cấm hẳn tạm nhập - tái xuất.

Ông cũng cảnh báo sắp tới sẽ có nhiều rào cản thương mại được tháo gỡ, hàng loạt mặt hàng chất lượng cao hơn, giá tốt hơn sẽ tràn vào. Nếu chúng ta không nâng cao năng lực, nâng hiệu quả, năng suất, chất lượng và điều chỉnh chi phí phù hợp để cạnh tranh thì thịt VN sẽ bị đè bẹp ngay trên chính sân nhà.

Để giảm chi phí theo TS Nguyễn Văn Ngãi, nói thì dễ nhưng làm thì không hề đơn giản. Đối với chăn nuôi ở VN, thức ăn là chi phí lớn nhất, chúng ta bị lệ thuộc vào thị trường nhập quá nhiều nên giá thành thức ăn rất cao. Phải tính đến sản xuất ra sản phẩm thức ăn chăn nuôi giá rẻ, thay thế hàng nhập thì mới có thể đảm bảo chi phí ở mức thấp nhất có thể.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, cần tập trung triển khai các biện pháp dài hạn, trong đó quan trọng nhất là tìm đầu ra cho thịt heo, thịt gà; cân bằng quan hệ cung - cầu.

“Bài toán khó nhất là dân mình cứ lao vào làm, không theo tín hiệu thị trường, không xem xét tình hình biến động thị trường dẫn đến cung quá nhiều mà cầu thì thấp. Chưa kể, chúng ta không tập trung nâng cao năng suất nên sức cạnh tranh, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước còn không làm nổi chứ đừng nói đến việc xuất sang các thị trường khó tính”, chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhận xét.

nen cam han tam nhap tai xuat thit Trung Quốc giảm mua, heo mất giá ngay mùa cao điểm

Điều bất thường hiện nay là đang vào cao điểm thu mua heo chuẩn bị cho dịp tết cả ở VN và Trung Quốc, nhưng ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.