Nên đi chùa mùng mấy Tết 2023 để cả năm bình an, may mắn?

Đi chùa lễ Phật là một phong tục văn hóa tâm linh của người Việt Nam vào để mong cầu một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc. Vậy, Tết Nguyên đán 2023 chọn ngày nào tốt để đi chùa đầu năm cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tết Nguyên đán 2023 nên đi chùa mùng mấy? 

Một trong những nét đẹp tâm linh của người Việt mà không thể bỏ qua vào mỗi dịp Tết đến Xuân về đó là đi chùa đầu năm. Từ thời xưa, người ta thường chọn những ngày lành đầu tiên trong năm để đến chùa lễ Phật nhằm tạ ơn cho năm cũ đồng thời cầu nguyện cho năm mới được an lành, suôn sẻ.

Vì thế, hiện nay việc chọn ngày tốt đi lễ chùa đầu năm cũng được mọi người khá quan tâm và chú trọng vào dịp lễ đặc biệt này. Hãy cùng tham khảo trong phần dưới đây để đi chùa mùng mấy Tết được hanh thông, sở cầu như nguyện. 

Đi chùa mùng một Tết 

Theo phong tục xưa của người Việt, mùng một Tết đi chùa lễ Phật đã trở thành tục lệ quen thuộc. Thậm chí, nhiều người lên chùa ngay sau khi hoàn thành nghi thức cúng giao thừa 2023. 

Mọi người đi chùa vào dịp này để cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, gia đình hòa thuận, hạn ách tiêu trừ và chúng sinh an lạc. Có thể nói, đây chính là thời điểm tốt nhất để cả năm gia đình bạn ngập tràn tin vui, may mắn. 

Đi chùa mùng hai, ba Tết 

Người xưa cho rằng mùng hai và mùng ba Tết là thời điểm làm lễ đón Hỷ thần (vị thần may mắn, hạnh phúc) và đón Tài thần (vị thần ban phước cho tài lộc, công danh). Do đó, các gia đình chọn đi chùa vào hai ngày này sẽ cầu tài được tài, cầu hỷ được hỷ. Qua đó, hứa hẹn năm mới Xuân Quý Mão 2023 ngập tràn niềm vui, hạnh phúc. 

Đi chùa mùng 4 Tết 

Ngoài các mùng 1,2 và 3, người Việt Nam còn thường xuyên đi chùa lễ Phật vào mùng 4 Tết Nguyên đán. Đây chính là khoảng thời gian mà các gia đình đón các vị thần trên thiên đình trở về hạ giới để tiếp tục cai quản năm mới. 

Nếu đi chùa dâng hương vào mùng 4 Tết và thành tâm cầu nguyện thì mọi điều gia đình bạn mong muốn sẽ được linh ứng và có thể trở thành hiện thực, cầu gì được đó. Đặc biệt là những người cầu đường tình duyên có thể ưu tiên lựa chọn ngày này để lên chùa khấn vái. 

Đi chùa mùng 6 Tết

Ông bà xưa quan niệm rằng mùng 6 được xem là ngày bình an, đồng thời còn là ngày tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, bạn và các thành viên trong gia đình có thể lựa chọn đi chùa lễ Phật vào thời điểm này sẽ rất tốt để cầu xin lộc sức khỏe, gia đạo và bình an. 

Ảnh: Ahalong.Com

Những điều cần biết khi đi chùa vào dịp Tết Âm lịch 2023 

Để việc đi lễ chùa ngày Tết Nguyên đán 2023 trở nên trang nghiêm, đúng chính pháp của đạo Phật, bạn cần những điều sau đây để thể hiện được lòng thành kính đến đức Phật trong dịp này. 

- Tránh mặc áo ngắn tay, áo may ô, quần ngắn, váy ngắn,... đồng thời tránh nói tục, chen lấn và không nên khấn vái ầm ĩ để tỏ lòng cung kính với các bậc linh thiêng ở chùa. 

- Không nên dân đồ cúng mặn như thịt lợn, thịt trâu, giò, chả... để dâng lên các ban Phật. Thay vào đó, các gia đình chỉ nên dâng cúng lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, xôi chè,... Ngoài ra, người dân cần theo sự hướng dẫn của nhà chùa để việc dâng lễ được trang nghiêm. 

- Không nên nhét tiền thật vào tay các tượng Phật bởi đây là một hành động thiếu hiểu biết về việc cúng dường Tam bảo. Đó được xem như là một sự hối lộ Phật, không đúng với chuẩn mực văn hóa. Nếu có tiền thật thì bạn hãy nên bỏ vào hòm công đức để nhà chùa dùng vào việc tích phúc tu hành, hương đăng cúng Phật. 

- Không thắp hương một cách tùy tiện, đồng thời cũng đừng nghĩ là thắp nhiều hương mà lắm tài nhiều lộc. Tốt nhất là hãy thắp một nén hương rồi cắm vào bát hương cộng đồng ở ngoài sân, không nhất thiết phải cắm hương ở chính điện.

- Tránh chen lấn khi khấn vái mà hãy nên tìm chỗ không bị đông để tập trung tâm trí cho lời khấn. Điều này sẽ giúp cho sợi dây âm dương mới được nối, mọi tâm nguyện của mình mới đến được nhà Phật.

Ảnh: YouTube

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.