Nếu ông Trịnh Xuân Thanh trốn ở nước ngoài, dẫn độ thế nào?

Thông thường lệnh truy nã quốc tế được phát ra nếu cơ quan điều tra có căn cứ hoặc nghi ngờ nghi can có dấu hiệu trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Mới đây Việt Nam Mới có đưa tin, ngày 16/9, Cơ quan CSĐT đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi xác định ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, cùng ngày 16/9, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với ông này.

Cùng với đó là những thông tin "đồn thổi" có thể ông Thanh đã trốn sang ngoài. Câu hỏi đặt ra lúc này là việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh sẽ như thế nào nếu việc đó là thật?

can lam gi de bat va dan do ong trinh xuan thanh
Ông Trịnh Xuân Thanh - Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an

Theo đó, mỗi quốc gia đều có các quy định về dẫn độ tội phạm. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành luật riêng về dẫn độ tội phạm. Nội dung của luật này quy định cụ thể trình tự, thủ tục dẫn độ tội phạm. Đối với Việt Nam, việc dẫn độ được thực hiện theo tinh thần của Luật Tương trợ tư pháp 2007.

Nếu có căn cứ xác định ông Thanh đã bỏ trốn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, Cơ quan điều tra cùng với các cơ quan có thẩm quyền, phối kết hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) hoặc các quốc gia mà Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp để thực hiện việc bắt và dẫn độ người phạm tội về nước để xét xử.

Trường hợp Việt Nam đã kí kết hay gia nhập Điều ước Quốc tế thì dẫn độ tội phạm được thực hiện trong trường hợp này là thực hiện các nghĩa vụ quốc tế đã được cam kết.

Trong trường hợp Việt Nam chưa kí kết hoặc chưa gia nhập các Điều ước Quốc tế liên quan thì vấn đề dẫn độ tội phạm có thể được thực hiện theo sự thoả thuận giữa hai chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia nơi người bị dẫn độ đang ở, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế. Dẫn độ tội phạm trong trường hợp này không phải là thực hiện nghĩa vụ quốc tế đã cam kết.

Như vậy, nguyên tắc có đi có lại có vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn độ tội phạm, là cơ sở thay thế các Điều ước Quốc tế trong việc dẫn độ tội phạm và thực hiện dẫn độ tội phạm.

Nội dung của nguyên tắc này quy định: nước được yêu cầu dẫn độ sẽ chấp nhận dẫn độ với sự đảm bảo rằng nước có yêu cầu giúp đỡ cũng sẽ chấp nhận và thực hiện một yêu cầu như vậy của nước được yêu cầu trong tương lai. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia. Tuy nhiên, nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự trao đổi ngang bằng và ngay lập tức, mà tùy từng trường hợp để quyết định có thực hiện yêu cầu hợp tác của bên đối tác hay không.

Trong trường hợp nếu ông Trịnh Xuân Thanh tẩu tán tài sản ra nước ngoài thì có thể thu hồi được không?

Hiện nay nhiều quốc gia sử dụng bốn phương thức cơ bản để thu hồi tài sản. Một là thu hồi tài sản dựa trên kết án hình sự. Hai là thu hồi không dựa trên kết án hình sự. Ba là thu hồi tài sản thông qua quyết định hành chính. Bốn là kiện dân sự để thu hồi tài sản.

Trong việc thu hồi tài sản đang ở quốc gia khác, nếu có hiệp định tương trợ tư pháp, Việt Nam có thể yêu cầu quốc gia nơi có tài sản công nhận trực tiếp quyết định thu hồi tài sản hoặc thực thi quyết định này. Quốc gia có tài sản của người tham nhũng cũng có thể tự mình tiến hành thủ tục để xác nhận nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản và theo thủ tục pháp lý của quốc gia này, trả lại tài sản tham nhũng cho Việt Nam. Trường hợp Việt Nam và quốc gia có tài sản ông Thanh tẩu tán chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp thì chúng ta vẫn có thể thực hiện. Bởi lẽ, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng 2003 (Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này ngày 3/7/2009) với nội dung chủ yếu bao gồm những vấn đề: Hình sự hóa tội phạm tham nhũng; Thu hồi tài sản bị thất thoát; Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.

Theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng 2003 có 03 biện pháp thu hồi tài sản trực tiếp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, cho phép quốc gia thành viên khác khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án để xác định quyền hay quyền sở hữu đối với tài sản có được qua việc thực hiện các tội tham nhũng.

Với biện pháp thu hồi tài sản trực tiếp này, các quốc gia thành viên cần phải có một cơ chế pháp lý trong nước cho phép quốc gia thành viên khác được khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án của nước mình để thu hồi tài sản của họ hoặc phải có cơ chế cho phép quốc gia thành viên khác can thiệp hoặc tham gia, có mặt trong quá trình tố tụng trong nước mà mình đang tiến hành để xem xét vụ kiện yêu cầu bồi thường của các quốc gia thành viên đó. Thuận lợi của việc truy tố bị án dân sự bao gồm khả năng quy định trách nhiệm pháp lý trên cơ sở các chuẩn mực dân sự mà không cần có bản án hình sự đối với người sở hữu hay chủ tài sản, và tìm kiếm tài sản trong các trường hợp không có bản án hình sự khi có đủ chứng cứ đáp ứng các chuẩn mực dân sự mà không cần có bản án hình sự đối với người sở hữu hay chủ tài sản, và tìm kiếm tài sản trong các trường hợp không có bản án hình sự khi có đủ chứng cứ đáp ứng các chuẩn mực dân sự cho thấy rằng tài sản là có được một cách phi pháp. Theo đánh giá thực tiễn thực thi cho thấy phương án kiện dân sự để đòi bồi thường, thường là dựa trên tài sản hoặc lỗi khi thực thi pháp luật. Một quốc gia có thể yêu cầu quyền sở hữu đối với tài sản đã bị lấy đi một cách bất hợp pháp hoặc yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại đã bị gây ra bởi tham nhũng và những sai trái trong quản lý. Có thể sử dụng biện pháp này khi không thể tiến hành truy tố hình sự (trong trường hợp bị cáo chết hoặc vắng mặt). Việc thực hiện yêu cầu này có liên quan chặt chẽ đến quy định tại khoản 1, Điều 43 của Công ước về việc yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét hợp tác trong điều tra và tố tụng dân sự và hành chính liên quan đến tham nhũng (thông qua tương trợ tư pháp về dân sự).

Thứ hai, cho phép Tòa án của mình yêu cầu người thực hiện tội phạm được quy định trong Công ước này phải bồi thường, đền bù cho quốc gia thành viên khác đã chịu thiệt hại từ tội phạm đó.

Quy định này yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết cho phép Tòa án của mình ra lệnh cho người thực hiện tội phạm tham nhũng theo quy định của Công ước phải bồi thường, đền bù cho quốc gia thành viên khác đã chịu thiệt hại từ tội phạm đó. Các quốc gia khi thực thi có thể phải rà soát pháp luật hiện hành liên quan đến việc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân hoặc các quyết định về bồi thường để xem pháp luật trong nước đã điều chỉnh tình huống này đầy đủ theo yêu cầu của Công ước chưa. Đồng thời, để thực hiện điều này, các quốc gia thành viên phải có cơ chế cho phép các quốc gia thành viên khác được đứng trước tòa và thông báo về các thiệt hại.

Thứ ba, cho phép Tòa án hay cac cơ quan chức năng khác của mình khi ra quyết định tịch thu công nhận quốc gia thành viên có yêu cầu là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có được do phạm tội tham nhũng.

Quy định này của Công ước đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia thành viên phải có cơ chế cho phép Tòa án hay các cơ quan có thẩm quyền của mình, khi ra quyết định tịch thu, công nhận tuyên bố của quốc gia thành viên khác về vấn đề chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản có được do phạm tội theo quy định của Công ước. Để thực hiện quy định này, các quốc gia cần ra soát pháp luật trong nước về vấn đề tài sản có được do phạm tội để xem đã có cơ chế công nhận các tuyên bố như vậy của các quốc gia khác hay chưa.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.