Ngân hàng đột phá thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt

Tại nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nền kinh tế tiền mặt đã cho thấy nhiều khoảng tối, khi các cơ quan chức năng không đánh giá được hết xuất xứ của nguồn tiền, giá trị thật của các giao dịch, từ đó dẫn đến khó có thể kiểm soát được dòng chảy của đồng tiền. Tại Việt Nam, đã có những đột phá từ ngân hàng nhằm thay đổi thói quen của người dân, góp phần giảm giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế.

Thói quen không dễ thay đổi "một sớm một chiều"

Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nhận định, thị trường Việt Nam đặc biệt ưa thích sử dụng tiền mặt. Hiện người tiêu dùng mua hàng trên các thiết bị di động ngày càng nhiều, nhưng đa số lại chọn thanh toán bằng tiền mặt. 

Không ít người có quan niệm rằng tiền mặt mới an toàn, còn việc dùng thẻ rất dễ bị nguy cơ mất tiền. Rõ ràng, việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân cần sự quyết tâm của Chính phủ cũng như việc chủ động song hành từ các tổ chức tài chính – ngân hàng.

demtien_anhdaongocthach2_fssm_hruh_fien

Thói quen dùng tiền mặt khi thanh toán khó có thể thay đổi. (Ảnh minh hoạ)

Một trong những kế hoạch lớn của Chính phủ là tiến tới một nền kinh tế không tiền mặt đến năm 2020, khi đó, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Song song với đó là thanh toán điện tử khi mua sắm, tiêu dùng được thúc đẩy. 

Trên hành trình này, hiện Techcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam miễn phí giao dịch điện tử cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp để khuyến khích người tiêu dùng chuyển thói quen từ tiêu dùng tiền mặt sang giao dịch điện tử. Chương trình E-Banking 0 đồng của Techcombank là chương trình có hiệu ứng nổi bật, đem lại phản hồi tích cực từ khách hàng và cộng đồng.

Theo thống kê 4 tháng đầu năm 2019, giao dịch ngân hàng điện tử E-Banking của Techcombank tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng ở mức bình quân tháng khoảng 75 nghìn khách hàng mở mới, đưa tổng số lượng tài khoản cá nhân sắp cán mốc 2 triệu khách hàng. 

Không chỉ có vậy, tính đến cuối Quý I/ 2019, Techcombank vững vàng ở ngôi vị dẫn đầu về tổng số giao dịch cho cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng Visa, tăng trưởng tương ứng 18,0% và 6,2% mỗi năm.

DSC00491

Techcombank, một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt. (Ảnh: Mạnh Cường)

Miễn phí giao dịch điện tử: Lợi cả đôi đường

Từ góc độ ngân hàng, Techcombank đã bỏ qua một khoản thu không hề nhỏ khi miễn phí mọi giao dịch chuyển khoản điện tử cho khách hàng. Giả sử, tính trung bình, mỗi giao dịch, các ngân hàng thu mức phí khoảng 5.000 đồng, thì Techcombank đã "lỗ" đến hơn 500 tỉ kể từ khi triển khai chương trình. Đấy là chưa nói đến khoảng 20 triệu USD, tức gần 450 tỉ đồng nữa, mà ngân hàng này cho biết, đã đầu tư cho hệ thống hạ tầng để đảm bảo mọi giao dịch được thông suốt.

Vậy đâu là do Techcombank quyết định chấp nhận bỏ qua một khoản tiền phí lớn đến vậy từ hàng triệu khách hàng? Câu trả lời từ Tổng Giám đốc Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh rất đơn giản: "Trước hết, vẫn là giải quyết vấn đề của khách hàng, sau đó là nhu cầu của ngân hàng".

Theo ông, để thanh toán điện tử, khách hàng phải có tiền trong tài khoản, tiền càng nhiều thì hệ thống ngân hàng có mức độ an toàn cao, thanh khoản tốt, được đánh giá mức độ tín nhiệm cao. Một điểm quan trọng nữa là với số tiền trong tài khoản của hàng triệu khách hàng đó, ngân hàng đã huy động được một số vốn lớn với giá rẻ. Điều đó giúp Techcombank có được lợi thế cạnh tranh vì có thể giảm được lãi suất cho khách hàng vay.

Có thể thấy rõ điều này khi sau ba năm, doanh thu bán lẻ của Techcombank đã tăng 78%, từ quý I/2016 đến quý I/2019; số lượng giao dịch hàng tháng của khách hàng cũng tăng tới 20 lần. Tính đến quý I/2019, bình quân có tới 11 triệu số lượng giao dịch bình quân mỗi tháng. Và tính đến cuối quý I/2019, ngân hàng đã có trên 30 nghìn tỉ đồng vốn CASA từ bán lẻ trong 58,6 nghìn tỉ tổng số. Như vậy, thay vì sử dụng tiền mặt, dòng tiền này đã được chuyển qua giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử, thúc đẩy xã hội hóa không dùng tiền mặt.

"Suy cho cùng, vừa miễn phí giao dịch, vừa đầu tư mạnh vào giao dịch điện tử, chúng tôi tính rằng, ít nhất, nhìn ở góc độ tài chính cũng huề vốn, không lỗ. Phần lời nằm ở nhiều khía cạnh khác từ marketing, uy tín thương hiệu, mức độ hài lòng của khách hàng, đến giảm thiểu thời gian làm việc cho nhân viên, cũng như giảm rủi ro về vận hành, tăng độ minh bạch. Đó chính là những giá trị "lời" không thể đo đếm" – Tổng Giám đốc Techcombank chia sẻ.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.