Ngân hàng hái quả ngọt từ cuộc đua bán bảo hiểm

Lãi từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng tăng rất mạnh trong quí I. Phần lớn đà tăng trưởng đến từ một hoạt động dịch vụ mang tên bancassurance - dịch vụ bảo hiểm.

Báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng công bố trong quí I/2019 đang cho thấy những khoản lợi nhuận tăng rất mạnh so với cùng năm trước.

Đóng góp vào mức tăng này ngoài nguồn thu từ hoạt động tín dụng, còn có một phần không nhỏ từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng đi kèm, mà lớn nhất trong số đó là bảo hiểm.

Ngân hàng hái quả ngọt từ cuộc đua bán bảo hiểm - Ảnh 1.

Ngân hàng Việt đang có nguồn thu trăm tỉ từ bảo hiểm. Ảnh minh họa: NBA.

 Lãi lớn quí I nhờ dịch vụ

Báo cáo tài chính hợp nhất quí I của Vietcombank cho biết 3 tháng đầu năm nay ngân hàng đã thu về tổng cộng 5.878 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng tới 35% so với cùng . Đà tăng này cũng vượt rất xa so với kế hoạch tăng trưởng chỉ 12% lợi nhuận cả năm mà ban lãnh đạo ngân hàng trước đó đã đề ra.

Đáng chú ý, ngoài mảng tín dụng đóng góp nhiều nhất vào đà tăng trưởng trên khi mang về 8.498 tỉ thu nhập lãi thuần (tăng 37%), thì hoạt động dịch vụ cũng đóng góp tới 1.069 tỉ vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.

So với cùng , mảng dịch vụ tại Vietcombank đã tăng tới 21% và là nguồn thu riêng lẻ lớn thứ 2 của ngân hàng sau tín dụng.

Trong khi đó, báo cáo của MBBank cho biết quí I này ngân hàng thu về tới 2.424 tỉ đồng lãi trước thuế, tăng 26%. Vẫn duy trì mức tăng trong giai đoạn trước đó, mảng tín dụng tiếp tục là trụ cột của MBBank khi mang về 4.134 tỉ thu nhập lãi thuần trong quí, tăng 26%.

Tuy nhiên, lãi từ mảng dịch vụ của ngân hàng này bất ngờ tăng tới 2,4 lần trước, đạt 758 tỉ đồng chỉ trong quí I. Số lãi này cũng đóng góp tới gần 14% tổng thu nhập hoạt động ngân hàng quí vừa qua, trong khi cùng năm 2018 tỉ lệ đóng góp này chỉ hơn 7%.

Điều tương tự cũng diễn ra tại VIB khi tổng thu nhập hoạt động quí I của ngân hàng đạt 1.714 tỉ, tăng 37% so với cùng .

Trong đó, mảng kinh doanh có đà tăng mạnh nhất quí vừa qua cũng chính là dịch vụ khi tăng hơn 2,7 lần, đạt 348 tỉ đồng. Qua đó, hoạt động này cũng đã chiếm tới 20% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, trong khi cùng chỉ đóng góp hơn 10%.

Ngân hàng hái quả ngọt từ cuộc đua bán bảo hiểm - Ảnh 2.

Tại các nhà băng công bố báo cáo đến nay như Sacombank, TPBank và BacABank... đều cho thấy mảng dịch vụ tăng trưởng rất mạnh trong quí I, thậm chí tính bằng lần so với cùng kì.

Lí giải nguồn thu trăm tỉ

Điểm đáng chú ý trong khoản tiền lãi từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng quí vừa qua chính là phần lớn đà tăng trưởng này đều đến từ hoạt động mang tên dịch vụ bảo hiểm - bancassurance.

Trong khi quí I năm ngoái, mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu dịch vụ của ngân hàng thì đến quí I năm nay, bancassurance trở thành nguồn thu chính trong hoạt động dịch vụ.

Tại MBBank, mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm quí vừa qua chiếm tới gần 61% tổng tiền lãi từ hoạt động dịch vụ. Thu từ dịch vụ của ngân hàng này tăng mạnh năm vừa qua cũng chính là nhờ đà tăng của dịch vụ bảo hiểm. Lãi gộp từ dịch vụ này tại MBBank đã tăng mạnh từ 38 tỉ (quí I/2018) lên tới 462 tỉ đồng (quí I/2019), gấp 12 lần.

Tại TPBank, trong khi cùng năm trước thu từ mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm chỉ chiếm vỏn vẹn 17% tổng thu dịch vụ, thì đến này tỉ trọng đã tăng lên 31%. Bảo hiểm cũng trở thành mảng dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất của TPBank trong quí I khi tăng gấp 5 lần cùng (từ 17 lên 86 tỉ đồng).

Hay như tại VIB, sự tăng trưởng đột biến ở mảng dịch vụ của nhà băng này quí vừa qua cũng đến từ khoản thu phí hoa hồng bảo hiểm. Theo đó, mảng này của VIB quí vừa qua đã tăng gấp 10,5 lần cùng , đạt 209 tỉ đồng và là mảng có tăng trưởng lớn nhất của ngân hàng.

Theo báo cáo ngành bảo hiểm, việc phân phối bảo hiểm qua ngân hàng - bancassurance có thể đóng góp đến 50% doanh thu toàn ngành bảo hiểm nhân thọ trong 3 năm tới.

Thực tế, rất nhiều khách hàng cho biết gần đây liên tục nhận được lời mời mua bảo hiểm nhân thọ khi thực hiện các giao dịch ngân hàng. Các nhân viên ngân hàng cũng cho biết hoạt động bán bảo hiểm đang được các ngân hàng đẩy mạnh và giao chỉ tiêu tới từng nhân viên như với các chỉ tiêu huy động, cho vay, phát hành thẻ ngân hàng...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.