Ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học: Sinh viên ra trường làm những công việc gì?

Thí sinh và phụ huynh có thể tham khảo những thông tin cụ thể về ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học dưới đây để lựa chọn ngành học phù hợp.

Ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học là ngành gì?

TS. Đỗ Hữu Hoàng,Trưởng khoa Công nghệ hóa học, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cho biết: “Ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học là ngành chuyên nghiên cứu tìm tòi và ứng dụng để tạo ra sản phẩm hóa học mới với những tính năng mới, hợp chất hữu cơ hay vô cơ mới, các công nghệ sản xuất mới…".

Thông tin thêm về ngành này, TS. Hoàng cho biết đây là ngành đang khát nguồn nhân lực do ngày càng giữ vai trò quan trọng bởi khả năng ứng dụng và nắm vị trí không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất như:

  • Sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, thuốc nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mĩ phẩm, dược phẩm…)
  • Nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông - lâm - thủy - hải sản)
  • Công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, cao su, polymer,…)
  • Công nghiệp điện lực - nhiên liệu - năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy)…
  • Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch các ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - da, công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại…)
  • Công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, dược - mĩ phẩm…)
nganh cong nghe ki thuat hoa hoc sinh vien ra truong lam nhung cong viec gi
Sinh viên trong giờ học thực hành Công nghệ kĩ thuật hóa học.

Ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học sẽ được học những gì?

Sinh viên theo học ngành này được trang bị đầy đủ kiến thức thuộc khối cơ sở ngành như: Hóa phân tích, các quá trình thiết bị cơ học và thủy lực, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, truyền nhiệt, an toàn lao động trong công nghệ hóa học, kĩ thuật phản ứng, truyền khối, vật liệu học…

Đối với khối chuyên ngành, sinh viên sẽ được học đầy đủ kiến thức về kĩ thuật quá trình và thiết bị, kĩ thuật xúc tác, cơ sở thiết kế chế tạo thiết bị hóa chất và thực phẩm, hóa học xanh, qui hoạch và tối ưu hóa thực nghiệm, lấy mẫu và xử lí mẫu, phương pháp phân tích điện hóa, các phương pháp xác định cấu trúc hợp chất hữu cơ, kiểm tra chất lượng sản phẩm tẩy rửa và mĩ phẩm…

Ngoài những kiến thức về ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học, chương trình đào tạo hoàn thiện cho sinh viên các kĩ năng chuyên môn như: Ứng dụng các kiến thức toán học, khoa học và kĩ thuật để giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực công nghệ kĩ thuật hóa học; hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và vận hành các thiết bị.

Thiết kế, tiến hành thí nghiệm và xử lí kết quả; lựa chọn, tối ưu qui trình công nghệ trong điều kiện sản xuất; thiết kế một qui trình công nghệ sản xuất. Ngoài kĩ năng mềm, sinh viên còn sẵn sàng với trình độ tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn nhà trường.

Để tránh việc sinh viên có thể nhàm chán với chương trình học, thầy Hoàng bộc bạch: "Chương trình học tại trường, sinh viên sẽ được chú trọng thực hành với khoảng 60% khối lượng tín chỉ để đảm bảo sinh viên có thể ứng dụng lí thuyết và thực hành chuyên nghiệp khi kết thúc chương trình đào tạo".

Cử nhân ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học có thể làm những công việc gì?

Những năm gần đây, theo dòng công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành hóa học có một vai trò và vị trí quan trọng. Nó đã và đang trở thành bộ phận không thể thiếu trong nhiều ngành sản xuất, thu hút và có nhu cầu đối với một lượng lớn lực lượng lao động.

Theo TS. Đỗ Hữu Hoàng, sau khi ra ra trường, cử nhân ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học có thể làm những công việc sau:

  • Kĩ thuật viên trong nhà máy, phòng thí nghiệm.
  • Kĩ sư công nghệ, quản lí điều hành sản xuất tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp.
  • Kĩ sư phân tích, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm.
  • Các vị trí quản lí công nghiệp và quản lí chất lượng.
  • Học tiếp lên trình độ sau đại học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
  • Kinh doanh hóa chất, thiết bị, chuyển giao công nghệ.
  • Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu.
  • Giảng dạy, nghiên cứu, nhân viên phòng thí nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp...

Để tạo điều kiện cho sinh viên ra trường có việc làm ổn định, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, các chương trình ngày hội việc làm cho sinh viên với sự tham gia của các doanh nghiệp trong ngành để sinh viên có cơ hội tìm hiểu công việc cũng như chỗ thực tập phù hợp.

Ngoài ra, trường còn xây dựng trang cổng thông tin việc làm cho sinh viên, tăng cường kết nối để sinh viên trao đổi kiến thức, kĩ năng chuyên môn và nhận được sự giúp đỡ từ giảng viên có chuyên môn trong trường.

Tỉ lệ sinh viên ngành này ra trường có việc làm năm 2018 là trên 86%.

Những trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học:

Khá nhiều trường ĐH trên cả nước đào tạo ngành học này để đáp ứng như cầu nhân sự. Dưới đây là tổ hợp môn xét tuyển và điểm chuẩn năm 2018 tại một số trường, thí sinh và phụ huynh quan tâm có thể tham khảo các thông tin sau:

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM

Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, B00, D07. Điểm chuẩn năm 2018 ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học đối với phương thức xét tuyển học bạ là 21,6 điểm và 16,00 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPT quốc gia.

ĐH Nông lâm TP HCM

Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, B00, D07 cho ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học. Điểm chuẩn năm 2018 ngành này là 18,25 điểm.

ĐH Tôn Đức Thắng

Xét tuyển ngành Kĩ thuật hóa học tổ hợp môn A00, B00, C02, D07. Điểm chuẩn năm 2018 ngành này là 19 điểm, môn Hóa học nhân hệ số 2.

ĐH Công nghiệp TP HCM

Xét tuyển tổ hợp môn A00, B00, D07, D90. Điểm chuẩn năm 2018 ngành này là 15 điểm.

ĐH Cần Thơ

Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, B00, D07. Điểm chuẩn năm 2018 ngành này là 17,25 điểm.

ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

Xét tuyển tổ hợp môn A00, B00, D07. Điểm chuẩn năm 2018 ngành này đối với phương thức xét điểm thi THPT quốc gia là 17,05 (chương trình CLC) và 20,2 điểm (hệ đại trà).

ĐH Công nghiệp Hà Nội

Xét tuyển tổ hợp môn A00, B00, D07. Điểm chuẩn năm 2018 ngành này là 16,10 điểm.

ĐH Bách khoa Hà Nội

Xét tuyển ngành Kĩ thuật hóa học tổ hợp môn A00, B00, D07 cho ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học. Điểm chuẩn năm 2018 ngành này là 20 điểm.

nganh cong nghe ki thuat hoa hoc sinh vien ra truong lam nhung cong viec gi Ngành Công nghệ sinh học: Sinh viên ra trường làm việc ở đâu?

Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT cho biết, đến năm 2020, nước ta sẽ cần ít nhất là 25.000 lao ...

nganh cong nghe ki thuat hoa hoc sinh vien ra truong lam nhung cong viec gi Ngành Golf: Ngành học mới đào tạo những gì?

ĐH Tôn Đức Thắng là trường ĐH đầu tiên đào tạo ngành Golf tại Việt Nam. Một số thông tin không thể bỏ qua về ...

nganh cong nghe ki thuat hoa hoc sinh vien ra truong lam nhung cong viec gi Ngành Khoa học máy tính: 100% sinh viên ra trường có việc làm

TS. Phạm Văn Huy, ĐH Tôn Đức Thắng giải đáp những nội dung liên quan đến ngành Khoa học máy tính.

chọn
8 đường sắt liên vùng sẽ thay đổi bộ mặt hạ tầng của TP HCM
Trong bức tranh tổng thể quy hoạch đô thị, những tuyến đường sắt không chỉ là giải pháp giao thông chiến lược, mà còn là động lực định hình tương lai hạ tầng và không gian đô thị.