Sự suy thoái trong ngành công nghiệp dầu mỏ đã bộc lộ những nguyên nhân đằng sau lí do biến Mỹ trở thành siêu cường trong thế giới năng lượng, đó là nhờ khoản tiền vay dễ dàng. Vay mượn không giới hạn đã cho phép các công ty đá phiến tăng mạnh sản xuất, mà không cần biết lượng dầu sản xuất ra có cần thiết hay không.
Bị đóng băng trong thị trường trái phiếu rác đã khiến nhiều doanh nghiệp dầu mỏ yếu nhất của Mỹ phá sản cùng sự biến mất của vô số việc làm. Đó là những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ gần đây nhất, trong năm 2015.
Các vụ phá sản dầu đã cho thấy tình trạng mong manh của ngành công nghiệp năng lượng nước Mỹ ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng Covid - 19 bùng phát.
"Những doanh nghiệp này đã gặp rắc rối trước khi Covid - 19 xảy ra", John Kempf - Giám đốc cấp cao của tổ chức xếp hạng Fitch Ratings nói với kênh CNN.
"Từ sau năm 2015 và 2016, các doanh nghiệp dầu mỏ đã phiến chưa bao giờ lấy lại được một bảng cân đối kế toán mạnh mẽ. Khi khủng hoảng ập đến, họ đã không có được sự chuẩn bị sẵn sàng".
Mặc dù đã có sự phục hồi gần đây, tuy nhiên giá dầu hiện tại của Mỹ đã giảm 3/4 so với trước kia, xuống chỉ còn 15 USD/thùng. Sự sụp đổ giá dầu được giải thích là do nguồn cung dư thừa, đặc biệt là từ lượng dầu khai thác ở Nga và Ả Rập Saudi.
Ngoài ra, nhu cầu dầu mỏ sụt giảm trên toàn cầu cũng là nguyên nhân chính khiến ngành công nghiệp dầu mỏ lao đao.
Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu thô trên thế giới đã giảm xuống mức dưới 0 USD/thùng trong tuần trước, kể từ năm 1983.
Giá dầu yếu đến nỗi công ty năng lượng Rystad Energy đã đưa ra cảnh báo, rằng sẽ có hàng trăm công ty khai thác, sản xuất dầu của Mỹ có thể nộp đơn xin phá sản vào cuối năm 2021.
Fitch Ratings cảnh báo hơn 43 tỉ USD trái phiếu lãi suất cao và các khoản vay có đòn bẩy trong lĩnh vực năng lượng sẽ bị vỡ nợ trong năm 2020.
Dịch vụ nhà đầu tư của Moody đã cắt giảm những dự báo về giá dầu trong tuần này, với việc đưa ra mức giá trung bình chỉ ở 30 USD/thùng trong năm 2020. Đây là một mức giá quá thấp, để gần như không một công ty dầu đá phiến nào của Mỹ đạt lợi nhuận.
Dự báo, giá dầu thô ở Mỹ sẽ tăng lên 40 USD trong năm 2021.
"Rủi ro tài chính đang gia tăng và có khả năng duy trì ở rất cao, ngay cả với những tập đoàn lớn trong ngành năng lượng ở Mỹ", Moody viết trong báo cáo.
Làn sóng phá sản đã bắt đầu. Ngay trong đầu tháng này, Whiting Oil - công ty dầu đá phiến đầu tiên của Mỹ, đã nộp đơn xin phá sản. Lần lượt sau đó, Diamond Offshore Drilling cũng tuyên bố phá sản hôm Chủ Nhật.
Diamond là đơn vị cung cấp các giàn khoan ngoài khơi cho một loạt các công ty như Hess, Occidental và BP.
Ngành năng lượng đang đứng đầu danh sách các khoản nợ có mối quan tâm hàng đầu của Fitch Ratings, chiếm tới 60%.
Fitch Ratings cảnh báo một số công ty dầu đang đứng trước bờ vực phá sản, bao gồm cả Chesapeake Energy - đơn vị tiên phong trong việc chuyển từ việc khai thác khí tự nhiên sang dầu đá phiến trong những năm gần đây.
Hôm thứ Tư, Reuters đưa tin rằng Chesapeake Energy đang có khả năng chuẩn bị hồ sơ phá sản, và đã có những buổi thương thảo với các chủ nợ về một khoản vay để duy trì hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã từ chối bình luận về thông tin trên.
Giá cổ phiếu của Chesapeake Energy đã giảm 80% từ đầu năm đến nay. Để giữ giá cổ phiếu của mình vượt qua ngưỡng tối thiểu 1 USD theo yêu cầu từ Sở giao dịch chứng khoán New York, Chesapeake Energy gần đây đã chia tách cổ phiếu ngược 1 : 200. Công ty đá phiến cũng dừng cổ tức hàng quý, đối với các cổ phiếu ưu đãi.
Một công ty dầu khí khác cũng được Fitch Ratings đưa ra báo động đỏ, là California Resources. Từ đầu năm đến nay, giá trị của cổ phiếu của hãng đã giảm tới 76%. Tập đoàn này đã "thắt lưng buộc bụng" tối đa, chỉ giữ mức tối thiểu cần thiết để duy trì sự tồn tại.
Đáp lại những đồn đoán của thị trường về số phận của mình. Trong tháng trước, California Resources đã đưa ra một tuyên bố, rằng họ đang "chiến đấu hết mình vì kết quả tốt đẹp nhất cho các cổ đông và các bên liên quan".
Fitch Ratings cũng đã viện dẫn một công ty dầu khí khác của Mỹ, đang nằm trong khối có nguy cơ cao, đó là Denbury Resources - một công ty tập trung khai thác dầu khí tại khu vực bờ biển vùng vịnh Gulf Coast và tại núi Rocky. Cổ phiếu của Denbury đã giảm 70% trong năm nay. Tháng trước, công ty đã cắt giảm một nửa nguồn vốn.
Theo Fitch, các công ty khác có thẻ sắp vỡ nợ, như Chaparral Energy, Jonah Energy có trụ sở tại Colorado, Bruin E & P Partners và Vine Oil & Gas tại bang Houston, Mỹ.
Không ai còn muốn cho một công ty dầu đá phiến vay tiền với lãi suất thấp, khi họ không còn khả năng tạo ra dòng tiền. Điều này đã gây khó khăn cho những doanh nghiệp muốn vượt qua các khoản nợ hiện có trước khi đến hạn.
Kempf, CEO Fitch Ratings cho biết: "Các doanh nghiệp dầu mỏ Mỹ không còn quyền truy cập vào thị trường vốn để tái cấp vốn. Các nhà đầu tư đã quá mệt mỏi với sự biến động của giá dầu và khí đốt. Họ không còn muốn tham gia vào lĩnh vực này nữa".
Trong ngày 21/4 - một ngày sau khi giá dầu thô xuống mức âm, Tổng thống Trump đã tweet một lời hứa, rằng Nhà Trắng sẽ giải cứu ngành dầu khí.
Trump đã chỉ thị cho các quan chức "xây dựng kế hoạch" để tạo quỹ tài chính cho các công ty dầu khí.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ để ngành dầu khí của Hoa Kỳ sụp đổ", Tổng thống Trump viết.
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ, ông Steven Mnuchin, nói rằng chính quyền đang xem xét một khoản vay cho ngành năng lượng.
"Chúng tôi đang xem xét các lựa chọn khác nhau, và chưa quyết định hướng đi nào", Steven Mnuchin nói với Bloomberg News. Không có chi tiết cụ thể về các gói cứu trợ sẽ có trong thời gian tới.
Trong khi đó, các nhà phân tích đoán rằng chỉ có những công ty dầu mỏ có xếp hạng tín dụng đầu tư mạnh mẽ, mới có thể tham gia vào các khoản vay khẩn cấp này.
"Chúng tôi chỉ có thể triển khai các khoản vay cho các doanh nghiệp với điều kiện họ có khả năng hoàn trả", Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, nói về các khoản giải cứu ngành năng lượng.
Nhưng không rõ liệu các công ty dầu đá phiến được xếp hạng tín dụng thấp có quyền truy cập vào các quỹ hỗ trợ mà họ cần để tồn tại hay không, bởi những điều kiện tài chính đầy rủi ro của họ.
"Tôi không hi vọng vào điều này. Rất nhiều trong số các doanh nghiệp dầu đá phiến của Mỹ sẽ không thể tiếp cận thị trường vốn vay".
Kinh doanh 09:00 | 30/08/2024
Kinh doanh 08:57 | 29/08/2024
Kinh doanh 08:59 | 28/08/2024
Kinh doanh 08:52 | 27/08/2024
Kinh doanh 08:49 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:00 | 24/08/2024
Kinh doanh 09:00 | 23/08/2024
Kinh doanh 08:49 | 22/08/2024