Dầu mỏ tiếp tục bị bán tháo chưa từng có: Giá dầu Brent lao dốc xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỉ

Hôm nay 22/4 theo giờ Việt Nam, hợp đồng dầu Brent kì hạn giao tháng 6 đã tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỉ. Trước đó trong ngày hôm qua, hợp đồng giao tháng 5 giảm xuống -40 USD/thùng, mức thấp nhất trong lịch sử dầu mỏ.

Thị trường dầu mỏ tiếp tục vỡ trận

Do lo ngại về những ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 khiến nhu cầu dầu mỏ giảm và cuộc khủng hoảng dư thừa nguồn cung, đã khiến giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm sâu xuống mức -40 USD/thùng trong ngày 21/4.

Hôm nay 22/4, tình trạng hoảng loạn vẫn chưa kết thúc, khi giá dầu Brent hợp đồng kì hạn giao tháng 6 tiếp tục lao xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỉ trở lại đây.

Cụ thể, giá dầu Brent tương lai giao tháng 6 giảm 39%, xuống còn 12,50 USD/thùng, mức giảm thấp nhất kể từ tháng 12/2001. Hợp đồng giao tháng 7 giảm 17% xuống còn 21,81 USD/thùng.

Trong khi đó, sau khi giảm xuống mức -40 USD/thùng trong ngày hôm qua, thì giá dầu WTI giao tháng 5 trong ngày hôm nay đã chuyển biến tích cực, lên 3 USD/thùng, giảm 70% so với mức đỉnh cao nhất đạt được hồi tháng1/2020.

Hợp đồng giao tháng 6 tại Mỹ đối với dầu WTI giảm 7 USD, tương đương 35%, xuống còn khoảng 13,34 USD/thùng.

Dầu mỏ tiếp tục bị bán tháo chưa từng có: Giá dầu Brent lao dốc xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỉ - Ảnh 1.

Giá dầu Brent lao dốc xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỉ. (Ảnh: CNN).

"Tôi đã vô cùng bị sốc", Bjornar Tonhaugen người đứng đầu thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy nói. 

"Thông thường giá dầu sẽ có một số biến động vào cuối thời hạn hợp đồng. Nhưng biến động mạnh đến mức giảm xuống dưới 0 USD/thùng thì lại là lời cảnh báo cho chúng ta rằng, thị trường dầu mỏ đã chính thức bị vỡ trận. Các kho trữ dầu không còn chỗ chứa".

Theo Rystad Energy ngay cả khi giá dầu hồi phục về ngưỡng 20 USD/thùng, thì ước tính sẽ có khoảng hơn 500 công ty khai thác và sản xuất dầu của Mỹ cũng sẽ phải nộp đơn xin phá sản vào cuối năm 2021.

"Vấn đề sẽ không dừng lại ở đó. Chưa ai có thể dám chắc khi nào nhu cầu dầu mỏ sẽ phục hồi. Và ngay cả khi các lệnh phong toả được tháo dỡ, sẽ mất một thời gian để các nhà máy lọc dầu lấy lại công suất như trước", nhà phân tích của Rystad Energy nói thêm.

Randy Giveans, nhà phân tích tại Jefferies cho biết: "Hiện tại lượng dầu dư thừa đang rất nhiều và không có chỗ chứa. Không một công ty nào muốn nhận nó".

Trong 10 năm qua, các tập đoàn sản xuất dầu thường bỏ ra 25.000 USD/ngày vào tháng 4, để thuê một siêu tàu sân bay có khả năng lưu trữ 2 triệu thùng dầu thô, theo Giveans.

"Năm nay, mức giá thuê đã tăng gấp 6 lần, lên 150.000 USD/ngày", Giveans nói. "Mặc dù vậy hợp đồng thuê những kho lưu trữ nổi như thế trong 4 tuần vừa qua đã tăng lên bằng mức của 4 năm qua cộng lại".

"Điều này gợi nhớ về một thời điểm vào giữa thập niên 80, khi tình trạng tương tự đã xảy ra - có quá nhiều nguồn cũng và quá ít nhu cầu, trong khi giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 17 năm", cựu CEO của BP John Browne nói với BBC.

Trong một lưu ý, nhà nghiên cứu độc lập Konstantinos Venetis tại TS Lombard, cho biết các công ty khai thác dầu mỏ từ đá phiến của Mỹ sẽ sớm buộc phải dừng hoạt động. Tổng thống Trump hôm qua đã kêu gọi Chính quyền hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp dầu khí của Hoa Kỳ, và ngăn chặn việc nhập khẩu dầu từ Ả Rập Saudi.

Tổ chức dầu mỏ thế giới, bao gồm cả Nga đã tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 10% nguồn cung dầu toàn cầu. Vậy nhưng, mức cắt giảm này được nhận định là không thấm vào đâu so với mức sụt giảm 30% nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu, khi nền kinh tế bị đóng băng bởi Covid - 19.

Trong bối cảnh đó, phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết các nhà sản xuất dầu hàng đầu có thể tổ chức thêm một cuộc đàm phán mới để thảo luận vấn đề này, nếu cần.

Về phía mình, Ả Rập Saudi cho biết họ đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung để ổn định thị trường dầu cùng với các nhà sản xuất khác.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.