Với những chiếc máy bay được quảng cáo có thể tiết kiệm hàng triệu đô la chi phí nhiên liệu đã mang về những đơn hàng béo bở cho cả Boeing và Airbus trong suốt một thập kỉ qua, từng bước đưa hai ông lớn này độc quyền thống trị hầu hết sản xuất máy bay trên thế giới.
"Một lí do khiến cho ngành chế tạo máy bay luôn ổn định trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, là giá nhiên liệu tăng cao", ông Richard Aboulafia - nhà phân tích thị trường hàng không, đồng thời là Phó Chủ tịch của Teal Group, nhớ về mức giá dầu kỉ lục thời điểm đó.
Giá dầu tăng đã thúc đẩy doanh số bán các dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Airbus A320neo và Boeing 737 Max, hai dòng máy bay thân hẹp bán chạy nhất của Boeing và Airbus, đều được ra đời ngay sau cuộc Đại suy thoái, khi giá nhiên liệu tăng trở lại và các hãng hàng không sẵn lùng các mẫu máy bay giúp họ cắt giảm chi phí nhiên liệu.
Đã có hàng ngàn đơn hàng cho hai mẫu máy bay này được xuất xưởng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, hiện nay, giá dầu xuống mức thấp kỉ lục trong lịch sử, -40 USD/thùng khiến cả Airbus và Boeing đều không thể dựa vào chiến lược cũ để hồi phục sau khủng hoảng. Thêm vào đó là hàng loạt các thách thức mới dự kiến sẽ kéo dài cuộc khủng hoảng ít nhất cho tới năm 2021.
Khoảng 1.000 đơn hàng sẽ bị huỷ trong năm nay, là ước tính của Aboulafia đối với hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới là Airbus và Boeing. Một mức giảm chưa từng thấy so với 681 đơn hàng được đặt trong năm ngoái.
Boeing đã bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng, với mẫu 737 Max của mình sau hai vụ rơi máy bay nghiêm trọng, và số lượng đơn đặt hàng bị huỷ ngày càng tăng. Trong khi phía Airbus, hồi đầu tháng này hãng cho biết sẽ cắt giảm tỉ lệ sản xuất máy bay xuống khoảng 1/3, để thích nghi với môi trường thị trường mới trong thời dịch Covid - 19.
Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhu cầu đi lại bị hạn chế, các thành phố bị phong toả khiến nhu cầu nhiên liệu máy bay sụt giảm nhanh hơn các sản phẩm làm từ dầu khác.
Trên thế giới hiện nay, dự kiến trong quý II/2020 nhu cầu nhiên liệu máy bay sẽ giảm tới 47% so với cùng kì năm ngoái, gần gấp đôi tốc độ giảm dự báo của mức tiêu thụ xăng và cao hơn 3 lần tốc độ giảm của diesel, theo ước tính của S & P Global Platts.
Giá nhiên liệu máy bay phản lực ở Mỹ đã giảm hơn 65% kể từ đầu năm đến nay.
"Vấn đề ngay lúc này là cuộc khủng hoảng đang tấn công tất cả các quốc gia cùng một lúc", Claudio Galimberti - Chuyên gia phân tích năng lượng tại S & P Global Platts cho biết.
Các hãng hàng không hiện đang tập trung cắt giảm các chuyến bay, để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hàng trăm máy bay nằm đất và trì hoãn các đơn hàng mua mới. Thậm chí một số hãng bay huỷ hoàn toàn đơn hàng, khoét sâu hơn vào những khó khăn mà các nhà sản xuất máy bay đang gặp phải.
Mặc dù, có một số hãng hàng không đang lên kế hoạch thải loại các máy bay cũ, tốn nhiên liệu hơn nhưng điều này là không đủ để thúc đẩy một loạt các đơn đặt hàng mới trong bối cảnh sự phục hồi của ngành hàng không vẫn chưa rõ ràng.
Tính đến ngày 15/4, có tất cả 2.700 máy bay đang nằm đắp chiếu ở Mỹ, chiếm tới hơn 44% tổng số máy bay mà các hãng hàng không tại đây sở hữu, trong đó có các ông lớn bao gồm: American, Delta và United, Southwest.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020