Các sân bay châu Á chạm đáy khủng hoảng, lượng khách giảm mạnh đến 95%

Đã gần 4 tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngành hàng không toàn cầu chứng kiến mức sụt giảm kỉ lục, với 80% lưu lượng bay tính từ đầu năm. Các sân bay châu Á, hiện chỉ còn khoảng 5% lượng hành khách.
Khủng hoảng tại các sân bay châu Á "chạm đáy" với lượng hành khách giảm mạnh 95% - Ảnh 1.

Sân bay quốc tê Changi, Singapore thưa thớt khách, chỉ có nhân viên làm việc đi lại. (Nguồn: SCMP).

Hội đồng Sân bay Quốc tế (ACI) khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã công bố dữ liệu mới nhất, tính đến giữa tháng 4, của 18 sân bay của tổ chức này "thuộc các thị trường hàng không chủ lực".

Trong báo cáo, ACI cho biết tại 18 sân bay đã ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng, mất 95% số lượng hành khách trung bình mỗi năm.

Theo dữ liệu sơ bộ, sân bay quốc tế Hong Kong ghi nhận mức giảm khủng khiếp, với 99,5% lưu lượng hành khách. Tức lượng khách chỉ còn 0,5%.

"Các sân bay tại châu Á đã chạm đáy, với số lượng hành khách hiện tại chỉ còn bằng khoảng 5% so với con số năm ngoái", đại diện của ACI tuyên bố.

Nguyên nhân của giai đoạn u ám lịch sử ngành hàng không hiện nay là do tình trạng hạn chế đi lại trên toàn cầu.

Khủng hoảng tại các sân bay châu Á "chạm đáy" với lượng hành khách giảm mạnh 95% - Ảnh 2.

Sân bay quốc tế Hong Kong đang "chạm đáy" khủng hoảng, với lưu lượng hành khác giảm tới 99,5% trong tháng 4. (Nguồn: Bloomberg).

Các lệnh cấm đi lại, cấm quá cảnh bay và các biện pháp cách li bắt buộc đối với những hành khách nhập cảnh vào các quốc gia, đã khiến hàng loạt người hủy bỏ các chuyến đi ra nước ngoài.

Điều này dẫn đến tình trạng các hãng hàng không và sân bay lớn nhỏ trên thế giới chật vật duy trì hoạt động, khiến ngành công nghiệp khai thác bầu trời rơi vào khủng hoảng chưa từng có.

"Lượng hành khách tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chạm mức thấp nhất lịch sử", ông Gabriel Stefano Baronci – Tổng Giám đốc ACI khu vực châu Á-Thái Bình Dương – nhận định.

"Các sân bay đang buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn, như việc nên đóng cửa hoàn toàn hay một phần các cửa ga sân bay và đường băng, có nên cắt giảm nhân sự bộ phận tiền sảnh hay không", ông nói.

"Những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nghiêm nghặt này vẫn còn cần nhiều thời gian để mọi thứ trở lại bình thường", ông Baronci nói thêm. "Việc quay lại trạng thái hoạt động ban đầu sẽ không dễ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn".

Khủng hoảng tại các sân bay châu Á "chạm đáy" với lượng hành khách giảm mạnh 95% - Ảnh 3.

Hàng loạt các hãng bay lớn nhỏ trên thế giới cắt giảm việc làm và nhân lực, các sân bay đang "đau đầu" duy trì hoạt động. (Nguồn: Business Insider).

ACI là tổ chức đại diện cho 113 thành viên, điều hành 602 sân bay tại 49 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.

Đến đầu tháng 4, dữ liệu báo cáo của ACI cho thấy lưu lượng hành khách ngành hàng không toàn cầu đã giảm 80% so với mức đầu năm. Tổ chức này cũng dự kiến khoản tổn thất doanh thu bán vé máy bay khổng lồ 314 tỉ USD trong năm 2020.

Dữ liệu tổng hợp của tờ South China Morning Post từ Sở Di trú Hong Kong, cũng cho thấy Sân bay Quốc tế Hong Kong đã ghi nhận lượng hành khách giảm đến 99,5% trong tháng 4, từ mức 71,5 triệu hành khách thông quan tại đây vào năm 2019.

Kể từ ngày 25/3, Hong Kong cấm mọi yêu cầu quá cảnh qua sân bay, đồng thời cấm toàn bộ những người không lưu trú tại đặc khu này nhập cảnh.

Tính đến ngày 19/4, Sân bay Quốc tế Hong Kong đã đón 19.454 lượt hành khách ra vào các điểm kiểm soát xuất nhập cảnh.

Con số này vào tháng 4/2019 là 6,46 triệu lượt người, cho thấy tác động của các biện pháp nghiêm nghặt khủng khiếp đến mức nào.

Khủng hoảng tại các sân bay châu Á "chạm đáy" với lượng hành khách giảm mạnh 95% - Ảnh 4.

Nhiều sân bay quốc tế lớn như Hong Kong, Singapore và Sydney vốn đón hàng triệu lượt ra vào mỗi tháng, ghi nhận mức giảm kỉ lục từ hơn 70% đến 99,5% lưu lượng hành khách. (Nguồn: The Verge).

Tuần trước, sân bay Quốc tế Hong Kong đã thông báo mức sụt giảm 91% lượng hành khách trong tháng 3.

Tại Singapore, sân bay quốc tế Singapore Changi cũng ghi nhận lượng hành khách giảm 71%.

Tại Úc, sân bay Sydney cũng công bố lưu lượng hành khách quốc tế tại đây đã giảm 96,1% chỉ trong 16 ngày đầu tháng 4, đồng thời lưu lượng hành khách nội địa cũng giảm kỉ lục 97,4%.

Tuy nhiên,  ACI cho biết vài quốc gia đã có một số dấu hiệu phục hồi sơ bộ ban đầu.

Trung Quốc nhờ việc nối lại dần dần lưu lượng hành khách nội địa, ngành hàng không đang cho thấy có sự phục hồi nhẹ trở lại. Hàn Quốc cũng đang hồi phục "với mức độ thấp hơn", theo ACI.

"Sự hạn chế tự do đi lại sẽ còn tồn tại chung với đại dịch, cho đến khi chúng ta tìm ra vắc-xin phòng virus gây đại dịch Covid-19, có thể áp dụng ở qui mô toàn cầu", ông Baronci nhận định.

"Chủng virus mới này đang thiết lập một 'điều kiện sinh sống bình thường' mới cho chúng ta", ông nói. "Và ngành công nghiệp hàng không phải cùng nhau thích ứng với 'điều kiện bình thường mới' này".

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.