Ngành hải sản gánh thiệt hại do Trung Quốc còn lo ngại dịch bệnh Covid-19

Theo trang tin Undercurrent News, doanh số ngành hải sản tại Trung Quốc đang gánh chịu thiệt hại do người dân lo ngại các lô hàng nhập khẩu có thể gây lây nhiễm virus corona.

Tập đoàn Sunkfa Group có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên nhập khẩu tôm hùm Mỹ, cá hồi, cá hồi Đại Tây Dương Chile và Na Uy, cho biết ngành cá hồi cũng đang chịu những tác động tiêu cực giống như toàn ngành hải sản.

Ông Antuan Weng, giám đốc bán hàng chi nhánh Tứ Xuyên của Sunkfa Group cho biết: “Doanh số hải sản có thể giảm khoảng 80-90%. Người dân lo sợ việc mua về bất kì loại hải sản nào. Việc kinh doanh của chúng tôi chịu ảnh hưởng rất nặng nề.”

Trong năm 2019, doanh thu của Sunkfa Group là 240 triệu USD. Họ cũng có cửa hàng phân phối tại các chợ đầu mối lớn nhất cả nước.

Ngành hải sản chịu thiệt hại do Trung Quốc còn lo ngại dịch bệnh - Ảnh 1.

Nguồn: Undercurrent News. Việt hóa: Đức Quỳnh (Hải quan Trung Quốc không công bố số liệu 3 tháng đầu năm 2020)

Ông Gong Haixi, quản lí khu vực đông Trung Quốc của tập đoàn Sunkfa cho biết rằng doanh số bán hải sản đã giảm tới 95%: “Các cửa hàng đang rất vắng vẻ. Nhân viên chỉ sử dụng điện thoại cả ngày vì không có khách đến mua. 

Điều này khiến họ không thu được tiền để trang trải các chi phí như tiền thuê mặt bằng hay bảo trì, bảo dưỡng máy móc.”.

Một tài xế tại một chợ đầu mối cho biết anh đang vật lộn để sống qua ngày: “Bình thường tôi sẽ chở khoảng 200 đến 300 thùng hải sản mỗi ngày để giao từ Thượng Hải đến Hàng Châu. Còn bây giờ, tôi chỉ được chở khoảng 20 đến 30 thùng.”

Một người bán hải sản nói rằng anh thậm chí còn phải trả tiền cho một công ty thức ăn chăn nuôi để họ đến lấy hải sản về chế biến thành thức ăn cho động vật: “Chung tôi mua cá hồi với giá 70 nhân dân tệ/kg, và bây giờ còn phải trả thêm 30 nhân dân tệ/kg để vứt bỏ chúng đi.”

Ông Gong nói thêm: “Thông thường, cá hồi sẽ được bảo quản trong nhiệt độ 0-4oC và được bán trong vòng 5-6 ngày. 

Vì không có khách mua hàng, chúng tôi phải hạ nhiệt độ bảo quản xuống còn khoảng -18oC đến -15oC. Do một số lượng sản phẩm chỉ có hạn sử dụng đến ngày 23/6, rất nhiều hải sản sẽ phải bị tiêu hủy.”

Hải quan hỗ trợ ngành hải sản

Việc lễ hội chào năm mới tại Trung Quốc bị hủy gấp do đợt bùng phát dịch đầu tiên vào tháng 1 đã giáng một đòn mạnh lên các nhà nhập khẩu và nhà bán lẻ hải sản tại Trung Quốc.

Để tạo sự an tâm cho người tiêu dùng, hải quan Trung Quốc đang tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho những lô hàng hải sản nhập vào quốc gia này và cho đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp dương tính nào.

Các sản phẩm sẽ được dán nhãn bảo đảm an toàn thực phẩm và được bày bán tại các siêu thị.

Ông Weng cũng cho biết thêm là 100% các lô hàng cá hồi tươi đều sẽ được cơ quan hải quan kiểm dịch khi đến sân bay Tứ Xuyên. Việc kiểm tra sẽ kéo dài khoảng 24 giờ.

Ông Weng nói: “Tốc độ kiểm tra, đưa ra kết quả của cơ quan hải quan và thời gian hàng đến sân bay là rất quan trọng. Sản phẩm cá hồi có thể bảo quản được trong quãng thời gian kiểm dịch. Tuy nhiên, các sản phẩm tươi sống sẽ hỏng. 

Vì vậy, Tứ Xuyên và Bắc Kinh không phải nơi lí tưởng để xuất khẩu hải sản tươi sống, do 100% các lô hàng đều sẽ bị kiểm tra. Trong khi đó, chỉ 30% số hàng cập cảng tại Quảng Châu và Thượng Hải phải trả qua quá trình kiểm dịch.”

Các nhà nhập khẩu sẽ phải trả chi phí lưu kho tại sân bay, nhưng không phải chịu chi phí kiểm dịch.

Ông Weng cho rằng truyền thông đã thổi phồng vấn đề liên quan đến cá hồi. Trong khi đó, trên mạng xã hội Weibo vẫn đang tràn lan những tin giả về việc đã xuất hiện virus corona trong một lô hàng nhập khẩu được giao bởi công ty SF Express.

Bà Vicky Ma, phó chủ tịch tập đoàn Sunkfa, tin tưởng rằng nhu cầu hải sản Trung Quốc sẽ hồi phục: “Đã xuất hiện những dầu hiệu lạc quan vào tháng 4 và tháng 4 sau khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. 

Doanh số hiện nay lại giảm, nhưng tình trạng này sẽ sớm kết thúc. Trong khi đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào nhân lực, tăng thời gian đào tạo vào nâng cao tiêu chuẩn của công ty.”

Theo dữ liệu mới nhất của Hải quan Trung Quốc, quốc gia này nhập khẩu 1,123 tỉ USD hải sản vào tháng 5 năm 2020, giảm 5% so với cùng kì năm 2019.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.