Ngành thủy sản Việt Nam đủ sức cạnh khi tham gia RCEP

Đa số các nước trong khối RCEP đều được đánh giá là có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thủy sản tương đối cao.

Trong thời gian gần đây, đa số các nước trong khối RCEP đều được đánh giá là có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thủy sản tương đối cao. 

Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có lợi thế về xuất khẩu thủy sản và trong vòng 10 năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng rất tích cực, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này và đã xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tại khu vực RCEP, phần lớn các quốc gia có đặc điểm người tiêu dùng không quá khó tính, ngoại trừ 3 nước Nhật, AustraliaNew Zealand

Đối với các ngành thế mạnh của Việt Nam tại Hiệp định RCEP này, thủy sản sẽ là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể xâm nhập mạnh vào các thị trường của các đối tác RCEP. 

Ngoài ra, việc cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và các nước ASEAN về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và của Hàn Quốc sau lộ trình cam kết 10-15 năm đối với phần lớn mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng có thể mạnh này vào thị trường các nước RCEP này một cách nhanh chóng hơn và thuận lợi hơn.

chọn
Khu vực sẽ làm cầu gần 800 tỷ đồng kết nối TP HCM - Tây Ninh
Cầu Rạch Dơi trên đường Lê Văn Lương là một trong các dự án sẽ được TP HCM ưu tiên đầu tư thời gian tới để tăng kết nối với tỉnh Tây Ninh, với tổng mức đầu tư gần 800 tỷ đồng.