Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 'Học sinh ở đây ăn còn không đủ, lấy đâu ra hoa hay quà mà tặng!'

Đó là chia sẻ của thầy Lô Văn Thanh, giáo viên điểm trường Huồi Máy, Quế Phong, Nghệ An về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
ngay nha giao viet nam 2011 hoc sinh o ni den an con khong du thi lay chi ra hoa hay qua ma tang Giáo viên không được nhận quà biếu của cha, mẹ học sinh dịp 20/11
ngay nha giao viet nam 2011 hoc sinh o ni den an con khong du thi lay chi ra hoa hay qua ma tang Thầy giáo Đại học Bách Khoa TP.HCM viết thư không nhận quà 20/11
ngay nha giao viet nam 2011 hoc sinh o ni den an con khong du thi lay chi ra hoa hay qua ma tang Nghẹn lòng lời cô giáo kêu cứu cho trò nhà sập trong bão dữ
ngay nha giao viet nam 2011 hoc sinh o ni den an con khong du thi lay chi ra hoa hay qua ma tang Những mẫu thiệp 20/11 handmade cực đẹp gửi tặng các thầy cô giáo
ngay nha giao viet nam 2011 hoc sinh o ni den an con khong du thi lay chi ra hoa hay qua ma tang 'Lời' tri ân đặc biệt ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh trường Xã Đàn
ngay nha giao viet nam 2011 hoc sinh o ni den an con khong du thi lay chi ra hoa hay qua ma tang
Bức ảnh thầy giáo Lô Văn Thanh khâu quần áo cho học trò khiến nhiều người xúc động. (Ảnh: thầy giáo Lô Tường)

Những ngày 20/11 không hoa

Thầy Lô Văn Thanh công tác tại điểm trường Huồi Máy, trường Tiểu học Cắm Muộn 2 từ năm 1998. Suốt gần 20 năm gắn bó với nghề gõ đầu trẻ, thầy Thanh đã quen với những ngày 20/11 không hoa, không quà và hiếm khi nhận được những lời chúc mừng từ phụ huynh hay học trò của mình.

ngay nha giao viet nam 2011 hoc sinh o ni den an con khong du thi lay chi ra hoa hay qua ma tang
Điểm trường Huổi Máy từ năm học này, các em học sinh đã không còn phải học trong những lớp bằng tranh tre, vách nứa.

Chia sẻ với chúng tôi khi thầy vừa từ điểm trường Huồi Máy ra điểm trường trung tâm, thầy Thanh cho biết chiều nay chi bộ xã sẽ họp bàn về việc tổ chức ngày 20/11 cho các thầy cô giáo trong xã. Thường như các năm thì xã sẽ tổ chức bữa cơm thân mật với các thầy cô và tổ chức văn nghệ để thể hiện sự tri ân đối với những nhà giáo vùng cao.

Khi được hỏi về việc nhiều lần PV cố gắng liên lạc qua điện thoại nhưng không được, thầy Lô Văn Thanh bật cười: "Tôi ở trong nớ (điểm trường Huổi Máy - PV) 2-3 tuần mới ra ni (điểm trường trung tâm) một lần. Trong nớ không có sóng điện thoại nên nhà báo có gọi tôi cũng chịu không bắt máy được".

"Không biết ở nớ thì có những chi (điểm trường trung tâm – PV), nhưng ở ni (điểm trường Huổi Máy – PV) thì không có chi cả”, thầy Thanh tâm sự khi được hỏi về những món quà học sinh thường tặng các thầy cô giáo trong ngày Nhà giáo Việt Nam.

Thầy giáo cũng bộc bạch: "Học sinh không có tặng chi cả. Mà các em khổ quá, học sinh và cả phụ huynh đều vất vả nên họ cũng không hiểu những ngày lễ như thế này. Nhà trường cũng có tuyên truyền về ngày tri ân thầy cô, nhưng người dân ở đây ai cũng nghèo như nhau cả".

Theo thầy Thanh, học sinh của trường chủ yếu là người Khơ mú, chủ yếu làm nương rẫy như lúa, khoai, sắn... nhưng kinh tế cũng bấp bênh, nhiều năm mất mùa.

"Hiếm lắm mới có lần phụ huynh tặng quà cho các thầy. So với thành phố thì cũng chẳng có gì to tát. Có phụ huynh ít thì tặng thầy giáo 1-2 bát gạo, nếu được mùa thì tặng thầy 2-3 cân. Còn nếu không tặng thì các thầy giáo cũng chẳng đòi hỏi gì", thầy Thanh chia sẻ về những món quà trong 20/11 của mình.

Trăn trở mùa đông không áo ấm cho học trò

ngay nha giao viet nam 2011 hoc sinh o ni den an con khong du thi lay chi ra hoa hay qua ma tang
Thầy Thanh thường xuyên cắt tóc cho học trò của mình. Ảnh: facebook Lô Văn Thanh

Điểm trường Huổi Máy có 14 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Trong đó, nhiều nhất là 5 em học sinh lớp 5 và ít nhất là 1 học sinh lớp 4. Việc học tập, chăm sóc các em phần lớn do thầy giáo Lô Văn Thanh và Lô Văn Tường phụ trách.

Để tới điểm trường dạy, thầy Thanh và thầy Tường phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ. "Tuy không xa lắm nhưng chủ yếu đường đá hộc, men theo khe suối, trèo đèo, vượt suối. Có đi xe máy thì cũng vẫn phải dắt bộ phần lớn quãng đường. Có đoàn từ thiện vào đến nơi cũng mất đến 4 tiếng", thầy giáo cho biết.

Chia sẻ về bức ảnh khâu quần áo cho học trò khiến nhiều người ngưỡng mộ, thầy Thanh tâm sự: "Việc này cũng không có chi to tát cả. Phụ huynh không có ở nhà thì những việc như khâu quần áo, cắt tóc, tắm giặt cho học sinh thì các thầy đều làm thôi. Phụ huynh đi rẫy làm nhiều ngày liền, ở nhà không có ai thì học trò cũng ở lại ăn và ngủ cùng với thầy giáo luôn".

Thầy Thanh chia sẻ, nhờ UBND huyện và Phòng Giáo dục Quế Phong đầu tư dựng lớp học bằng tôn nên từ năm học này, thầy trò của trường không còn co ro trong lớp học bằng tre nứa nữa.

"Hiện tại trường đã có điện nước để dùng, nhưng vẫn còn yếu lắm. Những ngày nóng nực đến mấy thì thầy trò cũng đành phải chịu thôi", thầy Thanh chia sẻ.

Khi được hỏi về mong muốn của thầy trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thầy giáo ngập ngừng: "Sống ở vùng núi hẻo lánh này, điều tôi mong nhất là có sức khỏe, vì khi còn sức khỏe thì mới có thể tiếp tục mang con chữ đến từng học trò. Đủ sức khỏe để có thể tiếp tục tới từng nhà, hay ra nương rẫy để vận động các em đến trường".

"Tôi mong có được sự chia sẻ, giúp đỡ của những nhà hảo tâm, hi vọng rằng đông này học sinh sẽ có thêm quần áo ấm, thêm sách vở, đồ dùng để các em không co ro trong tiết trời giá lạnh", thầy Thanh chia sẻ thêm.

Việc dạy học của các thầy ở đây cũng gặp nhiều khó khăn, không có sóng điện thoại nên không liên lạc được với gia đình. Mỗi khi ốm đau thì chỉ có thể nhờ người dân làm nương rẫy gần đó chuyển tin tức đến người nhà ở ngoài trung tâm xã. "Giáo viên điểm trường trung tâm thường xuyên được luân chuyển công tác dạy học giữa các điểm trường lẻ xa xôi nên tôi mong rằng họ được tạo điều kiện về xăng xe để yên tâm công tác", thầy giáo tâm sự.

ngay nha giao viet nam 2011 hoc sinh o ni den an con khong du thi lay chi ra hoa hay qua ma tang 'Lời' tri ân đặc biệt ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh trường Xã Đàn

Không thể cất thành tiếng, những em học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) dùng những cử chỉ, điệu múa của mình để thể ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.