Ngày ông Táo nghe kể chuyện làng Địa Linh làm tượng lớn nhất Thừa Thiên Huế

Nghề làm tượng ông Táo ở tỉnh Thừa Thiên Huế ra đời sớm nhất với hai làng nghề nổi tiếng là làng Địa Linh và làng Sình. Về sau, chỉ còn làng Địa Linh làm ông Táo, còn làng Sình làm áo ông Táo.

Ngày 23 tháng Chạp, chúng tôi tìm về thôn Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) nhìn thấy hình ảnh những tấm ván phơi đầy tượng ông Táo mới đúc nằm hai vệ đường của thôn.

Người dân cho biết, để làm tượng ông Táo phục vụ lễ “Tết ông Công ông Táo” vào ngày hôm nay, họ đã chuẩn bị đất từ tháng 3 âm lịch, lấy từ cánh đồng màu mỡ phía sau làng hoặc mua ở xung quanh, rồi nhào nặn kỹ càng tạo độ dẻo cho đất.

nga y ong ta o nghe ke chuye n la ng di a linh la m tuo ng lo n nha t thu a thien hue
Tượng ông Táo phơi trên những tấm ván mới đúc nằm hai vệ đường của thôn Địa Linh. Ảnh: Khải Tuấn.

Khuôn gỗ để tạo hình tượng ông Táo được làm từ gỗ lim đã chạm đục lõm hình tượng hai ông, một bà Táo đứng cạnh nhau.

Đang thoăn thoắt đúc ông Táo, anh Võ Văn Danh (34 tuổi) cho biết: “Từ giữa tháng 10-12 âm lịch là thời điểm chúng tôi bước vào mùa làm ông Táo. Nếu có người đặt hàng thì khoảng tháng 9 chúng tôi đã bày ra làm, nếu không có người mua thì tới giáp Tết sẽ làm”.

Anh Danh cho biết thêm, một tượng ông Táo bán với giá 500-2.000 đồng/tượng.

nga y ong ta o nghe ke chuye n la ng di a linh la m tuo ng lo n nha t thu a thien hue
Tượng ông Táo đúc chờ đem phơi. Ảnh: Khải Tuấn.

Ngồi trước sân nhà, anh Danh cầm miếng đất, nhào nặn rồi cho vào khuôn gỗ lim, dùng nề (lưỡi dao làm bằng dây phanh xe tải) gạt phần đất thừa và gõ mạnh vào khúc gỗ phẳng, một tượng “sống” được tạo ra.

Cứ thế, đôi tay của anh Danh thoăn thoắt lấy một ít tro cho vào khuôn, dùng nề cắt phần đất thừa, dùng lưỡi dao sửa phần khuyết sản phẩm để thành tượng ông Táo, một ngày anh làm ra khoảng 700.000 tượng.

nga y ong ta o nghe ke chuye n la ng di a linh la m tuo ng lo n nha t thu a thien hue
Anh Danh đang làm tượng ông Táo. Ảnh: Khải Tuấn.

Khi được hỏi bí quyết để làm ra tượng ông Táo đẹp và bền, anh Danh thẳng thắn chia sẻ: “Quan trọng và vất vả nhất là khâu làm đất sét và đúc. Phải chọn là đất sét vàng, ít tạp chất, nhào đất cho đến khi đất chín, khi nhồi vào khuôn đúc phải ép thật chặt nếu không sau này tượng sẽ bị méo, chọn loại tro phải trắng để sản phẩm đẹp hơn.

Sau đó, tượng được lấy ra từ khuôn thì đặt xuống mặt phẳng bằng gạch đỏ để tượng rút bớt nước và đem ra phơi nắng khoảng một buổi trước khi cho vào lò nung".

Ông Võ Văn Nam, người có thâm niên hơn 30 năm làm nghề tượng ông Táo cho biết: “Xếp tượng vào lò nung rất quan trọng. Hơn 1.000 tượng phải sắp xếp thành từng hàng nhiều lớp trên dưới xen kẽ, giữa các lối cần có khoảng cách để lửa cháy đều, tránh việc nổ hoặc vỡ nát trong 3 ngày nung. Nếu tượng bị lệch phải chêm miếng đất vào dưới tượng để tránh bị xụp.

Tượng nung xong được người dân vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến, trông thật bắt mắt. Trước đây, tượng Táo ít được trang trí nhưng gần đây để hợp với thị hiếu của người dân, ông Táo được tô thêm lớp màu rực rỡ.

Ông Táo sẽ được xếp vào từng hộp các-tông khoảng 120 tượng để đem bán, giá bán sỉ từ 40.000-50.000. Dịp 23 tháng Chạp, ông Táo được mang đi cung ứng ra thị trường tiêu thụ khắp nơi, từ Huế đến Sài Gòn…”, ông Nam nói.

nga y ong ta o nghe ke chuye n la ng di a linh la m tuo ng lo n nha t thu a thien hue
Sơn tượng trước khi đóng giao bán. Ảnh: Khải Tuấn.

Theo tìm hiểu, nghề làm tượng ông Táo ở Huế ra đời sớm nhất với hai làng nghề nổi tiếng là làng Địa Linh và làng Sình. Về sau, chỉ còn làng Địa Linh làm ông Táo, còn làng Sình làm áo ông Táo.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, phong tục tập quán lâu đời của người Huế là ngoài coi trọng bàn thờ tổ tiên và cửa ngõ thì giá trị phong thủy của bếp núc cũng rất quan trọng.

Cả ba yếu tố tổng hợp lại sẽ cấu thành sự hưng thịnh, may mắn cho gia đình. Do đó, ông Táo thờ hết một năm cần phải mua ông mới nên nghề làm ông Táo vẫn chưa bị thất truyền, dù để gắn bó với nghề thì vô cùng khó khăn.

Trong quan niệm của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm đều làm lễ cúng đưa ông Táo về trời. Những gia đình giàu có thường lễ cúng linh đình, nhà nghèo thì thay ông Táo rồi thắp nén hương.

nga y ong ta o nghe ke chuye n la ng di a linh la m tuo ng lo n nha t thu a thien hue Những bộ phim hài nào sẽ ra rạp trong dịp Tết Mậu Tuất 2018?

"Đích tôn độc đắc", "Siêu sao siêu ngố"... là những bộ phim chiếu rạp Tết và đầu năm 2018 mà bạn tuyệt đối không nên ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.