Nghệ An cần khoảng 500.000 tỷ đồng đầu tư xã hội 5 năm tới

Theo UBND tỉnh Nghệ An, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 500.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách nhà nước khoảng 45.000 tỷ đồng (chiếm 9%).

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An vừa họp thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ 21, Cổng thông tin tỉnh Nghệ An đưa tin.

Tại buổi họp, HĐND tỉnh Nghệ An cho biết, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 500.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách nhà nước khoảng 45.000 tỷ đồng (chiếm 9%).

Nghệ An cần khoảng 500.000 tỷ đồng đầu tư xã hội 5 năm tới - Ảnh 1.

Nghệ An dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 500.000 tỷ đồng. (Ảnh: Báo Nghệ An).

Căn cứ thực tế nhu cầu bố trí vốn của các dự án và khả năng cân đối vốn, dự kiến phương án bố trí kế hoạch đầu tư công 2021 – 2025 của tỉnh Nghệ An cụ thể như sau: Nguồn ngân sách trung ương (vốn trong nước) khoảng 10.031 tỷ đồng bố trí cho 3 công trình theo danh mục Bộ KH&ĐT là Dự án đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Cửa Lò (Nghệ An), dự án đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Cửa Lò (Nghệ An) – đoạn từ điểm giao QL46 đến Tỉnh lộ 535, dự án xây dựng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.

Bố trí cho các ngành, lĩnh vực theo Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 khoảng 5.811 tỷ đồng (193 công trình), trong đó thu hồi vốn ứng trước gần 417 tỷ đồng (24 công trình). 

Nguồn vốn nước ngoài bố trí số vốn 1.247 tỷ đồng cho 10 công trình. Ngân sách địa phương gần 8.533 tỷ đồng bố trí cho 298 dự án.

Tại phiên họp, các đại biểu đề nghị nghiên cứu kỹ, làm rõ các lý do khách quan, chủ quan, đề xuất Trung ương cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương đã quá thời gian theo quy định, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả trong giai đoạn 2021 – 2025. 

Việc bố trí phân bổ nguôn vốn giữa các ngành, các địa phương cần đảm bảo sự phù hợp, công bằng giữa các vùng, miền, các ngành; kiểm soát chặt chẽ quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; hạn chế tối đa việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư trong quá trình thực hiện, chỉ điều chỉnh dự án theo quy định của Luật Đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải; thực hiện nghiêm việc xử lý các đơn vị còn tồn đọng chưa quyết toán...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.