Nghệ An khắc phục tình trạng các dự án chậm tiến độ hoặc không triển khai

Nghệ An tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm; triển khai quyết liệt việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp, đặc biệt là các dự án lớn, dự án trọng điểm.

Tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thu hút, triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn; trong đó có việc tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm; triển khai quyết liệt việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp, đặc biệt là các dự án lớn, dự án trọng điểm. Ngày 1/4/2022, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã tiến hành khảo sát một số dự án chậm tiến độ trên địa bàn TP Vinh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết, trong quý I/2022 trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp mới cho 30 dự án đầu tư, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 2.652 tỷ đồng.

Trong số các dự án cấp mới, đáng chú ý là có dự án Nhà máy may An Hưng 2 (705,78 tỷ đồng); khu đô thị mới Cây Chanh tại xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn (394,61 tỷ đồng); khu nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp thuộc Khu Kinh tế Đông Nam tại xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc (320,28 tỷ đồng), nhà máy giặt tại xã Minh Sơn, huyện Đô Lương (200 tỷ đồng), nhà máy chế biến gỗ và các tông hòm hộp tại xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc (120 tỷ đồng)…

Ngoài ra, trong quý I/2022, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động đối với 9 dự án, nâng tổng số dự án bị chấm dứt hoạt động đến nay trên địa bàn tỉnh là 209 dự án.

Tại Nghệ An, thời gian qua có nhiều dự án trong tình trạng chậm tiến độ hoặc không triển khai; trong đó, có những dự án chậm tiến độ trên 5 năm, gây lãng phí đất đai, bức xúc cho người dân, chính quyền địa phương và kéo theo nhiều hệ quả xấu từ việc chậm tiến độ này. Địa phương có nhiều các dự án chậm tiến độ là thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Thanh Chương...

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do năng lực của chủ đầu tư hạn chế, nhất là về năng lực tài chính; khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng; chất lượng kiểm tra, thẩm định trong phê duyệt một số dự án còn hạn chế; hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, nhưng chưa đồng bộ, hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc, khó xử lý...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.