Nghề mổ xác xe máy Xà Cầu: Nơi khai tử... những 'giấc mơ'

Ở Xà Cầu, những chiếc Honda Cub huyền thoại hay Dream (giấc mơ), Spacy một thời... bị mổ xác, bán lại những bộ phận còn dùng được.
 
nghe mo xac xe may xa cau noi khai tu nhung giac mo bai nam tet
Nghề mổ xác xe máy ở Xà Cầu có khoảng chục năm gần đây. Nhiều người dân ăn nên làm ra từ nghề này. Ảnh: Đoàn Lê

Nghề "đồ tể" mổ xác xe máy

Từ trung tâm Hà Nội về Xà Cầu (Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa) khoảng 30km. Làng Xà Cầu nằm ở ngày quốc lộ 21B, từng nổi tiếng với nghề làm tăm hương truyền thống nhưng nay nhiều người biết đến nơi này bởi thứ nghề "độc nhất, vô nhị" - mổ xác xe máy.

Lần đầu đến Xà Cầu nhiều người chắc chắn sẽ "mắt tròn, mắt dẹt" bởi những chiếc xe máy hoen gỉ xếp la liệt trước cửa nhà hay dọc theo những con ngõ nhỏ. "Chúng tôi chuyển sang nghề mổ xe được gần chục năm nay. Trước đó không làm tăm hương thì đi buôn đồng nát", ông Đình, chủ một lò mổ xe cho biết.

Theo ông Đình, từ khi có nghề mổ xe máy, nhiều người dân ở Xà Cầu giàu lên nhanh chóng. Những chiếc xe máy cũ hỏng được tháo rời và tận dụng hết mọi bộ phận để bán lại cho các cơ sở tái chế. Mỗi ngày, những người thợ nơi đây khai tử hàng trăm chiếc xe máy.

nghe mo xac xe may xa cau noi khai tu nhung giac mo bai nam tet
Xe máy cũ nát xếp dọc đường làng ở Xà Cầu. Ảnh: Đoàn Lê
nghe mo xac xe may xa cau noi khai tu nhung giac mo bai nam tet
Nhiều xe có thể tận dụng phụ tùng hoặc chỉ rã xác bán phế liệu. Ảnh: Đoàn Lê

Thời đầu mới có nghề, người Xà Cầu thường mua các loại xe máy cũ, tai nạn, không thể sử dụng với giá trên dưới 1 triệu đồng/chiếc. "Giờ chúng tôi mua xe cũ chỉ từ 500 đến 800 ngàn đồng thôi. Nếu mua hơn sẽ không có lãi", ông Đình nói.

Được biết, nguồn xe cũ nát ở đây chủ yếu đến từ nghề buôn đồng nát và xe vi phạm giao thông nhưng không ai nhận được bán thanh lý. Theo ông Đình, các chủ lò mổ xe gì cũng mua nhưng thường chỉ mua được các loại xe Cub, Dream hay Wave cũ của Honda hoặc Trung Quốc Xe. Các loại xe vi phạm thanh lý dùng được nhiều thứ nhưng không phải khi nào cũng mua được.

Khi nhập xe cũ nát về, người thợ sẽ tháo rời từng bộ phận. Những thứ còn dùng được, người thợ sẽ "mông má" lại rồi bán cho các cơ sở sửa chữa xe máy. Những bộ phận như vành, nan hoa, khung sắt, lốc máy được bán cho các cơ sở sắt vụn, nhựa thì bán cho các đại lý nhựa tái chế.

nghe mo xac xe may xa cau noi khai tu nhung giac mo bai nam tet
Những "giấc mơ" (xe Honda Dream -PV) chờ tái chế. Ảnh: Đoàn Lê

Hóa kiếp "huyền thoại, giấc mơ"

"Tôi mới làm hai năm thôi. Sắm cái máy nén khí với ít đồ sửa xe như súng bắn ốc... rồi kiếm nguồn xe là làm được. Hồi đầu rã xác xe chưa quen mất cả tiếng chứ giờ chỉ cần nửa tiếng là "món nào ra món đó". Nhanh hơn mổ lợn ấy chú", anh Thụy, chủ lò mổ xe Lập Thụy cười.

Theo anh Thụy, thông thường mỗi chiếc xe cũ nát qua tay thợ sẽ lãi từ 200-300 ngàn đồng. "Xe tôi mua đồng giá khoảng 500 ngàn đồng. Về kiểm tra chiếc nào may mắn động cơ còn nổ được là bán đủ giá mua xe chưa tính những phụ tùng khác", anh Thụy chia sẻ.

Những năm 90 của thế kỷ trước, xe máy từng là một tài sản có giá trị lớn với hầu hết người dân. Tuy nhiên, hiện những huyền thoại một thời như Simson, Honda 67, 81, Chaly, Dream hiện nằm la liệt ở Xà Cầu chờ "hóa kiếp".

nghe mo xac xe may xa cau noi khai tu nhung giac mo bai nam tet
Các loại động cơ xe máy còn dùng được tại các lò mổ xe. Ảnh: Đoàn Lê

Không chỉ những huyền thoại như “cub nữ hoàng, hoàng tử đen” hay "kim vàng, giọt lệ", ở Xà Cầu còn có những chiếc xe mang thương hiệu Trung Quốc như Loncin hay Lifan đời đầu, từng được so sánh chẳng kém gì Honda chính hiệu. Những chiếc xe đã không còn công năng sử dụng này được mua đi bán lại với giá vài trăm ngàn đồng.

"Nghề này ngoài khả năng "nhìn hàng" (nhìn và đánh giá xe còn dùng được những bố phận nào - PV) thì cũng cần may mắn. Nhiều khi nhập được cả lô xe còn dùng được là lãi lớn. Hay khi có người chơi xe cổ về tìm đồ "zin", mấy thứ tưởng như sắt vụn hét giá triệu bạc họ cũng mua hết”, anh Thụy nói.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.