Nghề nhặt rác mưu sinh ở Campuchia

Khi màn đêm buông xuống, những quán bar ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trở nên đông vui và nhộn nhịp. Đây cũng chính là người thu lượm rác bắt đầu len lỏi qua các con phố, lục tìm món đồ có thể tái chế.
nghe nhat rac muu sinh o campuchia Cuộc sống mưu sinh ở bãi rác khổng lồ của Ấn Độ
nghe nhat rac muu sinh o campuchia Nghề săn nhện ở Campuchia
nghe nhat rac muu sinh o campuchia
Phon Sophana năm nay đã 31 tuổi. Anh cùng vợ và hai con sống trên những vỉa hè ở thủ đô Phnom Penh. Cứ đến tối, Phon cùng gia đình lại cùng nhau đi lục thùng rác và nhặt nhạnh những thứ đồ có giá trị tái chế. Đó thường là những chai nhựa và lon bia. Theo Phon, nghề lượm rác tuy đặc thù nhưng cũng có nhiều sự cạnh tranh. "Nếu tôi bắt đầu làm việc sớm, đó sẽ là một ngày may mắn. Nhưng nếu để những người khác bắt đầu trước, họ sẽ nhặt hết những gì có thể bán được. Cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn”, Phon tâm sự.
nghe nhat rac muu sinh o campuchia
Phon dành cả buổi tối nhặt và phân loại rác tại khu vực có nhiều quán bar nhộn nhịp nhất Phnom Penh. Công việc vất vả, nhưng thu nhập không đáng là bao, khi thu gom đủ 20 kg chai nhựa mới đổi được 1, 5 USD. Lon nhôm thì bán được giá hơn, khoảng 0,75 USD/1kg. Mỗi gia đình như của Phon chỉ kiếm được khoảng 2,5 USD mỗi đêm.
nghe nhat rac muu sinh o campuchia
Ngày qua ngày, đứa con nhỏ nhất của anh vẫn trần truồng nằm khóc bên người mẹ đang ngủ lả đi bên vệ đường. Còn đứa con trai lớn trong gia đình anh năm nay 6 tuổi và đã bắt đầu cùng bố mẹ đi lượm vỏ chai và lon bia. Phon nuôi giấc mơ một ngày nào đó có thể gửi hai con vào trại trẻ mồ côi, để cho chúng có cơ hội thoát khỏi cảnh đời túng quẫn mà anh đã sống từ khi còn là một đứa trẻ. "Tôi làm việc đều vì con. Nhưng tôi có thể làm gì khi còn không có nổi một căn nhà?”, Phon ngậm ngùi.
nghe nhat rac muu sinh o campuchia
Theo Channel NewsAsia, bên cạnh vỉa hè, lề đường, hàng trăm người lượm rác khác ở thủ đô Phnom Penh chủ yếu sống quanh khu Stung Meanchey, trước đấy vốn là bãi rác khổng lồ của thành phố nhưng đã không được sử dụng từ năm 2009. Những dấu tích của bãi rác cũ vẫn hiện hữu rõ ở đây, với hàng núi chai nhựa cùng tầng tầng lớp lớp thứ rác thải khác. Từ ngày chính quyền quyết định đưa bãi rác Choeung Ek vào hoạt động thay thế, nhiều gia đình phải đi xa hơn.
nghe nhat rac muu sinh o campuchia
"Tôi đi lục rác khắp Phnom Penh. Tôi không đi theo đường hướng nào cả, chỉ là đi cho đến khi kiếm được vài món đồ tốt. Tôi bắt đầu đi từ 5h sáng đến 5h chiều mới về nhà”, Sok Ran cho biết. Bà mẹ 37 tuổi dành hết số tiền kiếm được cho con đi học. "Tôi đã không được đi học, tôi không muốn con mình cũng chịu cảnh giống mẹ nó", cô nói.
nghe nhat rac muu sinh o campuchia
Nhờ sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức phi chính phủ, trong đó có Quỹ Trẻ em Campuchia (CCF), cuộc sống của Sok Ran và nhiều người khác ở Stung Meanchey giờ đây đã cải thiện. Tổ chức giúp phổ biến giáo dục cho trẻ em địa phương và kêu gọi người dân không sử dụng ma tuý đá. "Chúng tôi muốn xây dựng một cộng đồng tốt đẹp, an toàn và lành mạnh hơn. Nhặt và phân loại rác là công việc rất vất vả, cuộc sống ở Stung Meanchey vẫn ở mức thấp. Song chúng tôi lạc quan vì đã giúp cải thiện phần nào cuộc sống người dân trong những năm qua", Scott Neeson, nhà sáng lập CCF, cho biết.
nghe nhat rac muu sinh o campuchia
Campuchia hiện chưa có hệ thống phân loại rác tập trung và phần lớn rác thải tại được tiêu huỷ bằng cách đốt hoặc vứt bừa bãi tại các con phố, sông hồ và kênh rạch. Đối với người dân nghèo ở Campuchia, công việc thu lượm các món đồ có thể tái chế là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Đồ nhựa, bìa các tông và kim loại sẽ được người trung gian mua lại và bán sang Việt Nam hoặc Thái Lan.
chọn
Toàn cảnh vị trí sẽ xây hầm chui tại nút giao trục Tây Thăng Long - Vành đai 3
Dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao đường trục Tây Thăng Long - Vành đai 3 có tổng mức đầu tư (dự kiến) 1.156 tỷ đồng.