Ngày 25/8/1945, Bác Hồ đã được các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Trần Đăng Ninh… đưa đến nhà số 48 Hàng Ngang, nơi gia đình vợ chồng ông Trịnh Văn Bô đang sinh sống. |
Tại đây, Bác Hồ được mọi người giới thiệu với vợ chồng ông Trịnh Văn Bô là người nhà lên chơi và được bố trí ở một căn phòng trên tầng 2 và Bác đã lưu trú ở đây một vài ngày. |
Cũng tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. |
Vốn có tinh thần yêu nước, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ông bà Trịnh Văn Bô đã hiến tặng ngôi nhà 48 Hàng Ngang cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử, bởi nơi đây đã gắn liền với sự kiện quan trọng của đất nước. |
Doanh nhân Trịnh Văn Bô (SN 1914-1988) là một thương nhân thành đạt, giàu có, nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Hưởng ứng “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 5.147 lượng vàng và vận động giới công thương và nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng. |
Nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô với Đảng, Chính phủ và ngành Tài chính. Bộ Tài chính đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên ông Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại Thủ đô để nhiều thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước. |
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã trình HĐND thành phố về việc việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội năm 2017. Cụ thể, vào kỳ họp diễn ra đầu tháng 12/2017, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét đặt tên 20 tuyến đường, phố mới và điều chỉnh độ dài 5 tuyến phố. |
Trong 20 tuyến phố mới có tuyến phố mang tên Trịnh Văn Bô từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng, trên địa bàn phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội). |
Tuyến phố có chiều dài 1,2km và rộng 7,5m, có điểm đầu giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, gần với bờ sông Tô Lịch. |
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội) đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và được bạn bè quốc tế biết đến, bởi đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. |
Chiếc vali bằng mây Bác dùng trong những ngày lưu lại ngôi nhà |
Bộ quần áo kaki Bác mặc vẫn còn được lưu giữ. |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng ngôi nhà 48 Hàng Ngang là di tích lịch sử và trở thành một trong các điểm di tích tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc. |
Khoảng giữa của ngôi nhà là một mảnh sân nhỏ có giếng và cây xanh tạo sự khoáng đạt cho ngôi nhà. |
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam, đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ký ức thiêng liêng tại căn nhà 48 Hàng Ngang lịch sử Hơn 7 thập kỷ trôi qua, ngôi nhà lịch sử gắn liền với bao thăng trầm của thời gian và những cuộc chiến. Những nét xưa cũ vẫn còn đó, những dấu ấn của tháng năm lịch sử với những bộ bàn ghế sofa mềm mại, cả những bức rèm lụa trắng dịu dàng bay trong gió, bên những ô cửa xinh xinh… Tất cả đều như còn nguyên hơi ấm từ quá khứ vọng về. Ngôi nhà 4 tầng có diện tích khá rộng, chừng 400m2, mặt trước quay ra phố Hàng Ngang, mặt sau quay ra 35 phố Hàng Cân. Tầng dưới xưa được chủ nhà làm cửa hàng buôn bán tơ lụa nay được chính quyền chuyển thành nơi triển lãm ảnh. Ngôi nhà giờ đây là điểm đến thu hút của du khách nước ngoài khi tới với Hà Nội. Hình ảnh tư liệu ngày xưa về ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ngôi nhà xưa kia vốn là của gia đình ông bà doanh nhân Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ được dùng để buôn bán tơ lụa. Trong kháng chiến, ngôi nhà đã được chọn làm địa điểm đón Chủ tịch Hồ Chí Minh khi từ chiến khu Việt Bắc trở về. Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bác Hồ soạn ra vẫn được lưu giữ tại đây. Men theo cầu thang lên tầng 2, phòng khách có ban công nhìn ra mặt phố Hàng Ngang, được giữ nguyên trạng, từ cửa kính, cửa chớp, đến những bức rèm lụa trắng. Chính tại đây, từ 28 đến 30-8-1945, Bác Hồ đã tập trung tâm lực, trí tuệ, bản lĩnh để soạn thảo bản Tuyên ngôn bằng chiếc máy chữ. Người từng sử dụng ở căn cứ địa Việt Bắc và đọc tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2-9-1945, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Theo báo Công an nhân dân |
Cận cảnh con đường sắp mang tên Trịnh Văn Bô - doanh nhân hiến hơn 5.000 lượng vàng
Nhà tư sản Trịnh Văn Bô – người hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng trong Tuần lễ Vàng năm 1945 dự kiến ... |