Vắc xin viêm gan B. Ảnh: Internet. |
"Việt Nam cần phải tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ mới đạt mục tiêu khống chế bệnh viêm gan B vào năm 2017”, đó là phát biểu của TS. Dương Thị Hồng, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về điểm nhấn trong công tác tiêm chủng mở rộng và những thách thức trong năm 2017.
Bà Hồng cho biết, hiện nay tỉ lệ tiêm vacxin viêm gan B ở nước ta còn thấp. Đây là mối lo và cũng là vấn đề cần tiếp tục phải được ưu tiên khi mà mục tiêu giảm tỉ lệ mắc viêm gan B sơ sinh cho trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 1% vào năm 2017 của Chương trình tiêm chủng mở rộng đang đến gần.
Theo bà Hồng, nguyên nhân của tình trạng này do người dân chưa thực sự hiểu về vacxin viêm gan B và tầm quan trọng của việc cho trẻ tiêm ngay trong 24 giờ sau sinh. Bên cạnh đó, một số sự cố trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B thời gian qua đã gây hoang mang, lo lắng cho nhân dân, dù các chuyên gia y tế đã xác định nguyên nhân của những sự cố đó không phải do vắc-xin.
Bà Hồng cho rằng, hiện nay đa phần, cha mẹ đồng ý cho trẻ tiêm chủ yếu vì tin bác sỹ chứ chưa thực sự xuất phát từ nhận thức của gia đình có trẻ sơ sinh về sự cần thiết của việc tiêm vacxin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
Bên cạnh đó, một số bệnh viện còn ngần ngại thậm chí còn có cán bộ tiêm chủng sợ tiêm vắc-xin này. Trước tình trạng trên, cần phải tuyên truyền, giải thích để đội ngũ cán bộ tiêm chủng và người dân nhận thức đúng đắn về tính chất của vacxin viêm gan B cũng như tầm quan trọng của việc tiêm vacxin này.
Về mức độ an toàn khi tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ, TS Dương Thị Hồng khẳng định “Vắc-xin này tuyệt đối an toàn, không gây ra những phản ứng phụ đáng kể song cũng có thể gây đau nhẹ tại chỗ tiêm, nhưng sẽ hết vài ngày sau khi tiêm”.
TS Hồng phân tích, vắc-xin viêm gan B là vắc-xin tái tổ hợp, bất hoạt, được điều chế từ huyết tương người lành mang kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) không có triệu chứng lâm sàng, vì vậy không có khả năng gây ra độc lực.
Bởi vậy, người dân không nên quá lo lắng và cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch gồm 4 mũi, trong đó mũi thứ nhất phải được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Nói về mức độ cần thiết của việc tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ, bà Hồng nhấn mạnh, dù người mẹ không mắc viêm gan B, trẻ vẫn cần phải được tiêm vacxin này để phòng trường hợp trẻ có thể bị lây ngang trong quá trình chăm sóc nếu tiếp xúc với nguồn bệnh.
Lối sống 02:50 | 22/06/2018
Lối sống 12:00 | 15/06/2018
Lối sống 02:59 | 01/06/2018
Lối sống 11:20 | 24/05/2018
Lối sống 00:14 | 24/05/2018
Lối sống 01:00 | 15/05/2018
Lối sống 04:40 | 10/05/2018
Lối sống 17:00 | 08/05/2018